Cấu tạo nhà thép tiền chế – nhà xưởng khung thép

Cấu tạo nhà thép tiền chế - nhà xưởng khung thép

Việc sử dụng nhà thép tiền chế khi xây dựng nhà xưởng giúp các công trình rút ngắn được thời gian thi công, giảm kết cấu phần móng mà vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực tốt nhất. Tại sao kết cấu nhà khung thép lại làm được điều đó? Các đặc điểm chi tiết về cấu tạo nhà thép tiền chế nhà xưởng sẽ giúp bạn giải thích được phần nào thắc mắc trên.

Về định nghĩa, nhà thép tiền chế (hay nhà khung thép) là nhà được chế tạo từ các cấu kiện thép đã được sản xuất hoàn thiện tại xưởng và được thi công bằng phương pháp lắp dựng tại công trường.

Các bài viết liên quan.

5 lưu ý quan trọng khi làm nhà phố bằng kết cấu nhà khung thép

Chi tiết quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế theo tiêu chuẩn

Nhà khung thép được ứng dụng trong xây, sửa nhà phố như thế nào?

Chi tiết cấu tạo nhà thép tiền chế với các công trình nhà xưởng gồm các cấu kiện cơ bản sau:

1. Móng.

Phần móng có tác dụng truyền tải trọng bên trên xuống dưới nền đất bên dưới. Tương tự như kiểu nhà truyền thống, nhà thép tiền chế cũng sử dụng hệ móng bê tông cốt thép.

Tùy theo địa chất, và tổng tải trọng dự kiến của công trình, chủ đầu tư có thể chọn làm móng đơn, móng băng, hoặc móng bè.

Cấu tạo nhà thép tiền chế - nhà xưởng khung thép
Cấu tạo nhà thép tiền chế – nhà xưởng khung thép

2. Bu- lông móng.

Tác dụng của bu- lông móng là liên kết hệ móng bê tông cốt thép và cốt thép hình. Thông thường, các công trình nhà thép tiền chế sử dụng bu-lông đường kính M22 trở lên.

Các bu-lông móng được đặt vào hệ móng trước khi đổ bê tông. Việc lắp đặt bu-lông móng cần chính xác tuyệt đối vì ảnh hưởng trực tiếp tới việc lắp đặt các cấu kiện cột, dầm.

3. Cột.

Các cột có cấu tạo từ thép. Sử dụng phổ biến nhất là các cột hình chữ H. Ngoài ra, cột hình tròn cũng được sử dụng ở một số công trình có yêu cầu đặc biệt.

4. Dầm.

Phổ biến nhất là loại dầm chữ I.

5. Vi kèo.

Ở kết cấu nhà thép tiền chế, vi kèo được thiết kế để vượt nhịp với khẩu độ lớn từ 30 đến 50m.

Về chi tiết, vi kèo có thể được cấu tạo bằng dầm thép hình thay đổi tiết diện; hoặc cấu tạo dạng dàn.

Khi lắp đặt, có thể lắp đặt vi kéo chéo, hoặc dạng vòm. Độ dốc của vi kèo thường từ 5% đến 15%.

(Cột, dầm thép và vì kèo liên kết với nhau nhờ các bu lông cường độ cao, thông qua các tai và bản mã liên kết)

6. Xà gồ.

Có nhiều loại xà gồ được sử dụng, phổ biến nhất hiện nay là xà gồ chữ C, xà gồ chữ Z, và xà gồ chữ U.

Chiều cao và chiều dày của các loại xà gồ phụ thuộc vào từng bước cột và tải trọng. Thông thường khoảng cách đó là từ 1m đến 1,4m. Trong thực tế thi công, xà gồ được liên kết với vi kèo bằng bu-lông qua những bản mã hàn sẵn trên kèo.

7. Mái tôn.

Mái tôn thường sử dụng khi dựng nhà khung thép cho nhà xưởng, hoặc nhà trưng bày… Để đảm bảo khả năng cách nhiệt và chống ồn mái tôn được cấu tạo thêm 1 lớp cách nhiệt, hoặc lớp bông thủy tinh.

8. Tấm lợp lấy sáng.

Tấm lợp lấy sáng và mái tôn khá giống nhau, khác biệt duy nhất là về chức năng. Cụ thể, tấm lợp lấy sáng được sử dụng để lấy ánh sáng vào ban ngày giúp tiết kiệm điện chiếu sáng.

Cấu tạo nhà thép tiền chế - nhà xưởng khung thép
Cấu tạo nhà thép tiền chế – nhà xưởng khung thép

9. Cửa trời.

Có nhiệm vụ thông gió và lấy sáng.

10. Tường xây bao xung quanh.

11. Thưng.

Với hầu hết các công trình nhà thép tiền tiền chế nhà xưởng thưng được sử dụng phổ biến.

Cụ thể, thưng là phần bao che xung quanh nhà xưởng từ tường xây lên mái bằng tôn, alu, hoặc tấm panel…

12. Giằng đầu hồi, giằng mái, giằng xà gồ.

Hệ giằng này đước ử dụng để làm tăng khả năng liên kết, đồng thời đảm bảo độ ổn định của cả hệ kết cấu khung trong quá trình dựng lắp và sử dụng nhà khung thép.

13. Mái canopy.

Mái canopy là hệ mái sảnh bằng kết cấu thép. Với hệ mái canopy, khách hàng có thể lợp tôn, ốp tấm alumium, hoặc ốp kính…

14. Máng thu nước.

Máng thu nước được đặt ở 2 bên mái dốc để đón nước mưa từ mái tôn chảy xuống.

15. Ống thoát nước.

Ống thoát nước còn được gọi là ống xối.

Nhiệm vụ của ống thoát nước là thoát nước từ máng nước và đưa xuống cống thoát nước.

16. Cột thu lôi.

Nhiệm vụ của cột thu lôi là thu sét đưa xuống đất qua hệ thống tiếp địa.

Bê tông siêu nhẹ là đơn vị thi công nhà thép tiền chế – công trình nhà xưởng thép uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Để được hỗ trợ trực tiếp thêm về các thông tin, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để chúng tôi kịp thời tư vấn, giải đáp.

Trả lời

error: Content is protected !!