Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết

Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết

Gạch bê tông cốt liệu là một trong những sản phẩm đang được sử dụng chủ yếu để thay thế cho gạch đất nung truyền thống nhờ hội tụ hàng loạt các ưu điểm vượt trội như thi công nhanh, giá thành rẻ, có khả năng cách âm – cách nhiệt tốt…Nội dung bài viết dưới đây sẽ mang đến cho quý vị và các bạn cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về sản phẩm gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết về gạch bê tông cốt liệu.

Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết
Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết 01

Gạch bê tông cốt liệu là gì?!

Gạch bê tông cốt liệu còn có tên gọi khác là gạch không nung, gạch bock hoặc gạch xi măng cốt liệu. Thành phần chính của gạch bê tông cốt liệu là bột đá, xi măng và các chất phụ gia. Theo đó, các chất này sẽ được trộn theo một tỉ lệ cấp phối cùng với nước rối ép thành hình đồng thời trải qua quá trình dưỡng hộ tạo thành viên gạch có cường độ chịu lực cao.

Chủng loại gạch bê tông cốt liệu

Hiện nay, gạch bê tông cốt liệu được chia thành 2 loại cơ bản là gạch block xây và gạch lỗ – gạch đặc. Gạch block xây là loại gạch có khối lượng lớn và có lỗ, độ rỗng thường lớn hơn 30%. Bên cạnh đó thì nó còn có thể đựa chia theo cường độ nén. Hình dáng của gạch lỗ – gạch đặc tương tự như gạch xây truyền thống và được chia thành loại gạch 2 lỗ, 4 lỗ, gạch đinh…

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách lựa chọn và sử dụng gạch xi măng cốt liệu

Ứng dụng của gạch bê tông cốt liệu

Gạch block xây có tác dụng đáp ứng yêu cầu về khả năng chịu tải cũng như khả năng liên kết, chống nứt tường, cách âm, cách nhiệt cho hạng mục. Còn gạch lỗ – gạch đặc có công năng sử dụng tương tự như gạch đất nung truyền thống.

Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết
Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết 02

Ưu nhược điểm của gạch bê tông cốt liệu

>>>Xem thêm: Ưu nhược điểm của gạch không nung và gạch nung truyền thống

Ưu điểm:

Do được thiết kế dưới nhiều hình dáng khác nhau, phù hợp với từng công năng sử dụng nên gạch bê tông cốt liệu thường có nhiều vách ngăn, có khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt cao. Bên cạnh đó thì độ bám dính của vữa trên các viên gạch tốt còn góp phần giảm đi khả năng rạn nứt, tăng độ chịu lực cho tường. Lượng vữa sử dụng cho tường gạch bê tông cốt liệu giảm tới 2,5% so với tường từ gạch đất nung. Ngoài ra, do gạch bê tông cốt liệu được sản xuất trên dây truyền đồng bộ nên chất lượng giữa các lô gạch, viên gạch tương đối đồng đều. Điều này khác hẳn với chất lượng của các viên gạch đất sét nung bởi chất lượng của nó luôn  không được ổn định vì phải phụ thuộc quá nhiều vào quá trình kiểm soát nhiệt độ. Kích thước của gạch block xây cũng lớn hơn gạch đất nung nhiều lần do vậy chi phí nhân công và tiến độ thi công được cải thiện đáng kể. Cuối cùng, không thể không kể đến cường độ chịu lực của gạch bê tông cốt liệu. Trong khi gạch đất sét nung chỉ có thể chịu độ nén tối đa lên đến M10 thì gạch bê tông cốt liệu có thể đáp ứng cường độ chịu lực theo nhu cầu của người sử dụng.

Nhược điểm:

Nhược điểm đầu tiên cần phải kể đến là gạch bê tông cốt liệu có trọng lượng nặng hơn gạch đất sét nung bên cạnh đó thì giá thành của loại gạch này cũng cao hơn rất nhiều loại gạch truyền thống.

Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết
Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết 02

Vữa xây tường gạch bê tông cốt liệu

Để xây tường bằng gạch bê tông cốt liệu chỉ cần sử dụng loại vữa bao gồm xi măng, cát. Yêu cầu của vữa xây là phải đạt Mac >50 và chỉ sử dụng trong quá trình khoảng 1h kể từ khi trộn. Tuyệt đối không được sử dụng loại vữa khi đã bắt đầu có hiện tượng đông cứng. Do có bề mặt phẳng nên gạch bê tông cốt liệu tiết kiệm được khá nhiều vữa xây khi trát.

>>>Xem thêm: Các kích cỡ của gạch không nung phổ biến trong xây dựng

Giá thành gạch bê tông cốt liệu

Giá thành của gạch bê tông cốt liệu thông thường thì cao hơn gạch đất sét nung truyền thống. Tuy nhiên giá thành của gạch đất sét nung truyền thống còn phải phụ thuộc nhiều vào công nghệ sản xuất và công nghệ lò nùng. Đối với các lò nung sử dụng công nghệ hiện đại thì giá thành của thành phẩm gạch đất sét nung có thể cao hơn gạch bê tông cốt liệu và ngược lại. Tuy nhiên, xét về chất lượng và cường độ để đáp ứng thì gạch đất sét nung vẫn không thể xứng tầm với gạch bê tông cốt liệu.

Khả năng cách âm cách nhiệt của gạch bê tông cốt liệu

Bên cạnh tính năng cách âm, cách nhiệt thì gạch bê tông cốt liệu còn có khả năng chống thấm khá tốt. Trên thực tế thì khả năng chống thấm của gạch bê tông cốt liệu được dựa trên việc chống xuyên nước của vật liệu. Trong trường hợp nếu như cốt liệu không được nèn chặt, tạo hình tốt thì viên gạch rất có thể bị thấm xuyên nước. Sử dụng gạch bê tông cốt liệu để xây tường bao sẽ giúp gia tăng độ bền cho hạng mục nhờ khả năng chịu ẩm tốt, chống rêu mốc cao. Ngoài ra thì việc sử dụng gạch bê tông cốt liệu để tạo nên những bức tường có nhiều thành, vách còn giúp chủ đầu tư dễ dàng sở hữu một công trình có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Cụ thể, chỉ số dẫn nhiệt của gạch bê tông cốt liệu ở đây là nhỏ hơn 0,6W/mok và đạt giới hạn chịu lửa trên 240 phút. Hệ số cách âm tối thiểu trên 35db.

Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết
Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết 03

Thi công điện nước cho hạng mục sử dụng gạch bê tông cốt liệu

Tuy có độ bền vững cao hơn hẳn các loại gạch thông thường khác nhưng việc thi công hệ thống điện nước đi kèm tại hạng mục, công trình lại hết sức dễ dàng và đơn giản. Bởi trên thực tế thì do gạch xi măng cốt liệu (gạch bê tông cốt liệu) được hình thành từ những hạt đá nhỏ lên việc sử dụng máy khoan, máy cắt không hề khó. Hơn hết việc bắt vít, treo đồ còn thuận lợi hơn rất nhiều so với gạch đất nung mà hoàn toàn không bị rạn hoặc vỡ.

>>>Xem thêm: 10 tính năng ưu Việt giúp gạch bê tông nhẹ phố biến trong xây dựng

Cách khắc phục hiện tượng nứt tường khi sử dụng gạch bê tông cốt liệu

Sử dụng gạch bê tông cốt liệu có thể gặp phải một số hiện tượng nứt tường và theo các chuyên gia thì có hai dạng nứt tường đó là: nứt chân châm và vết nứt cạn; vết nứt sâu xuyên qua tường xây, nứt ở mép tiếp giáp tường cột.

Nứt chân chim và vết nứt cạn

Vết nứt chân chim thường xuất hiện ở giữa các vết trát và không ăn sâu vào tường gạch. Đây là lỗi do trong quá trình thi công trát tường vữa bị quá khô hoặc chưa được trộn đều, trát quá mỏng. Để khắc phục hiện tượng này cần phải đục bỏ lớp vữa, hồ cũ là trát lại bằng vữa già xi măng với cát mịn. Trong trường hợp bị dộp thì cần đục bỏ hoàn toàn mảng tường để trát lại. Lưu ý, sau khi hoàn thiện trát tường trong vòng tối thiểu 7 ngày mới được phủ sơn. Vết nứt có thể được xử lý tưởng bằng một loại sơn có khả năng đàn hồi. Trong quá trình thi công, cách tốt nhất là phải đảm bảo chất lượng vữa – hồ cùng kỹ thuật trát tường chuẩn từ đội thợ thì sẽ giảm thiểu được hiện tượng này một cách tối đa.

Vết nứt sâu xuyên tường và ở các mép tiếp giáp tường cột

Đây là lỗi trong quá trình thi công mà thợ thi công không đặt hoặc đặt không đủ thép râu neo vào tường. Để khắc phục hiện tượng này hãy dùng máy cắt tạo thành rãnh sâu sau đó tiến hành làm sạch, tạo ẩm và phụt vữa. Nên sử dụng loại vữa có khả năng đông cứng nhanh và cuối cùng là trá lại bằng vữa thông thường. Tuân thủ đúng kỹ thuật trong quá trình thi công, đặt đầy đủ hệ thống thép râu neo vào tường là giải pháp duy nhất để phòng ngừa hiện tượng nứt tường không mong muốn nói trên.

Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết
Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết 04

Vì sao gạch bê tông cốt liệu lại được gọi là vật liệu “xanh”

Nhờ việc giảm thiểu được hiện tượng khí nhà kính sinh ra trong quá trình sản xuất gạch đất sét nung truyền thống, sử dụng các nguyên liệu từ phế thải công nghiệp như mạt đá, cát, xi măng, phụ gia tro trấu…nói không với đất nông nghiệp nên gạch bê tông cốt liệu đã được coi là vật liệu xây dựng có độ thân thiện với môi trường cao.

Hy vọng nội dung bài viết “Gạch bê tông cốt liệu và những điều cần biết” nói trên đã mang đến chó quý vị và các bạn những thông tin hữu ích. Mọi đóng góp ý kiến xây dựng xin gửi về betongsieunhe.vn. Trân trọng!

Nguồn: tonghop

 

Trả lời

error: Content is protected !!