Vì sao bê tông siêu nhẹ có thể nổi trên mặt nước?

Vì sao bê tông siêu nhẹ có thể nổi trên mặt nước?

Trong ngành công nghiệp xây dựng hiện đại, bê tông siêu nhẹ vẫn được biết đến là một loại vật liệu có khả năng rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí xây dựng… Tuy nhiên, loại vật liệu này còn có một đặc điểm khác biệt nữa là có thể nổi trên mặt nước. Vậy vì sao bê tông siêu nhẹ có thể làm được điều đó?

Như chúng ta đã biết, về định nghĩa, bê tông siêu nhẹ là loại bê tông được sản xuất từ công nghệ bê tông dư ứng lực bán lắp ghép với các thành phần chính là đá, xi măng, nước. Trong đó, đá được coi là thành phần cốt liệu, có quyết định trực tiếp tới độ mịn của bề mặt loại bê tông này.

Bê tông siêu nhẹ - loại bê tông duy nhất có thể nổi trên mặt nước - 01
Bê tông siêu nhẹ – loại bê tông duy nhất có thể nổi trên mặt nước – 01

Xem thêm:

Các cách phân loại bê tông siêu nhẹ.

10 ưu điểm chung nổi bật nhất của bê tông siêu nhẹ và gạch block.

Có nên sử dụng bê tông siêu nhẹ để cải tạo, sửa nhà phố?

Và để có thể nổi được trên mặt nước bê tông siêu nhẹ sở hữu một cấu trúc hoàn toàn khác biệt so với các loại bê tông truyền thống. Cụ thể, đó là kết cấu khối bê tông với vô số lỗ khí li ti dạng tổ ong kín hình thành nên một khối bê tông rỗng.

Rỗng cũng được coi là đặc điểm quan trọng quyết định tới trọng lượng rất nhẹ của loại bê tông này. Cụ thể, hiện nay một khối bê tông siêu nhẹ có thể chỉ đạt tỷ trọng trung bình khoảng 350 kg/m3, trong khi với các loại bê tông truyền thống tỷ trọng thường ở mức 2800 kg/m3.

Điều này lý giải vì sao bê tông siêu nhẹ có thể nổi trên mặt nước. Nói cách khác, với bê tông siêu nhẹ, việc nổi trên mặt nước được coi là một tính chất quan trọng làm nên bản chất, có thể dùng để đánh giá chất lượng của mỗi khối bê tông sau khi được sản xuất.

Bê tông siêu nhẹ - loại bê tông duy nhất có thể nổi trên mặt nước - 02
Bê tông siêu nhẹ – loại bê tông duy nhất có thể nổi trên mặt nước – 02

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, có 2 loại bê tông siêu nhẹ được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình xây dựng là bê tông bọt và bê tông khí chưng áp. Bên cạnh các đặc điểm trên, hai loại bê tông siêu nhẹ này còn có các đặc tính ưu việt khác như khả năng chống cháy, chống nóng, cách âm, giảm tải công trình.

Riêng với bê tông bọt, loại bê tông siêu nhẹ này có thêm ưu điểm chống thẩm thấu, và dễ thi công nên thường được dùng làm lớp bê tông chống nóng, chống thấm mái…

Mặc dù mới xuất hiện, tuy nhiên bê tông siêu nhẹ hiện là loại vật liệu xây dựng được sử dụng khá phổ biến. Đặc biệt đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng, và các công trình xây dựng đòi hỏi cấp bách về thời gian thi công.

Nếu bạn đang có nhu cầu sửa – cơi nới nhà ở, xây dựng các công trình cao tầng tại các khu vực có nền móng yếu…hãy liên hệ ngay với Bê tông siêu nhẹ để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ và mức giá thi công hợp lý nhất.

Trả lời

error: Content is protected !!