Bê tông nhựa là hỗn hợp của đá, cát, bột khoáng và nhựa đường. Đây là một loại vật liệu xây dựng vô cùng quan trọng trong việc thi công đường bộ. Thật vậy, nó có mặt ở hầu hết các loại mặt đường như đường ô tô, đường đô thị, đường sân bay…
Trên thực tế có rất nhiều cách để phân loại bê tông nhựa như phân loại theo nhiệt độ, phân loại theo cốt liệu, phân loại theo kết cấu sử dụng…Và dưới đây là một số loại bê tông nhựa tiêu biểu.
Bê tông nhựa nóng
Bê tông nhựa nóng gồm hai chủng loại chính là bê tông nhựa nóng thường và bê tông nhựa nóng Polyme. Nó phù hợp với việc làm mới, sửa chữa, nâng cấp các mặt đường ô tô, bến bãi, đường phố, quảng trường…
>>>Đọc thêm:Tìm hiểu về bê tông Polymer
Bê tông nhựa nóng thường
Là hỗn hợp bao gồm cốt liệu đá dăm, cát, bột khoáng và chất kết dính (nhựa 60/70). Tất cả sẽ được phối trộn đồng nhất với nhau theo một tỷ lệ nhất định tại điều kiện nhiệt độ cho phép. Người ta sẽ dùng hỗn hợp bê tông nhựa này để làm thảm cho lớp mặt của nền đường nhằm mục đích bảo vệ tránh sự tác động trực tiếp từ môi trường cũng như phương tiện giao thông.
Bê tông nhựa nóng Polyme
Là loại bê tông nhựa đặc biệt với thành phần chất kết dính là nhựa đường Polyme. Nó được thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 356-06, sự ra đời của nó nhằm mục đích cải thiện một số đặc tính làm việc của bê tông nhựa thông thường và để ứng dụng vào những hạng mục giao thông có yêu cầu kỹ thuật cao.
Bê tông nhựa nguội
Là loại bê tông được trộn ở nhiệt độ thông thường với chất kết dính dạng lỏng như nhựa đường hay nhũ tương nhựa đường. Điều kiện để sử dụng là phải cho xe chạy lưu thông từ 4 đến 6 tháng thì mặt đường bê tông nhựa mới hình thành.
>>>Xem thêm: Bê tông chịu nước – giải pháp chống ngập úng hiệu quả cho đường phố
Bê tông nhựa cốt liệu lớn
Cấp phối của nó chủ yếu là đá dăm để tạo nên độ nhám và bộ khung chịu lực chính. Bột khoáng và nhựa có tác dụng tạo thành chất liên kết các cốt liệu lớn và lấp đầy lỗ rỗng.
Bê tông nhựa cốt liệu nhỏ
Thành phần trong nó chủ yếu là cát sông nhằm làm tăng độ đặc cho bê tông nhựa. Hoặc nó cũng có thể là đá xay để làm tăng tỷ diện của vật liệu đồng thời tăng tính liên kết với nhựa.
Nói tóm lại, thành phần cốt liệu sẽ quyết định cường độ chính và độ chắc của bê tông nhựa. Cấp phối cốt liệu, kích cỡ cốt liệu hợp lý thì sẽ tạo ra hỗn hợp có cường độ cao và ổn định. Còn thành phần nhựa trong bê tông nhựa sẽ quyết định tính liên kết cho cốt liệu, nhựa thừa hoặc thiếu sẽ đều ảnh hưởng đến tính liên kết trong thành phẩm.
Nguồn: vatlieuxaydung