Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn

Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn

Hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn là một trong những vấn đề khá nghiêm trọng đối với ngành xây dựng. Vậy phải làm thế nào để phòng tránh sự ăn mòn bê tông cốt thép và giúp cho công trình trở nên bền bỉ hơn?! Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và các phòng tránh hiện tượng này.

Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn
Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn 01

Nguyên nhân bê tông cốt thép bị ăn mòn

Bê tông cốt thép là một vật dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Bình thường thì cốt thép sẽ được bảo vệ hoàn toàn trong môi trường kiềm của bê tông nhờ vào hàm lượng kiềm của canxi oxit, natri oxit và kali oxit hòa tan. Tuy nhiên kết cấu của bê tông cốt thép sẽ bị ăn mòn khi hiện tượng cacbonat hóa trong bê tông cốt thép xảy ra hoặc do sự xâm nhập của ion clorua.

>>>Xem thêm: Có nên dùng gạch không nung để xây nhà?

Quá trình ăn mòn bắt đầu khi gỉ thép xuất hiện và phát triển trên bề mặt cốt thép gây nứt tại những vị trí tiếp giáp với bê tông. Sự phát triển của vết nức phát triển dần dưới sự tấn công của các tác nhân ăn mòn cho đến khi phá vỡ hoàn toàn sự kết dính giữa bê tông và cốt thép. Clorua có thể tồn tại trong hỗn hợp bê tông qua nhiều cách như trong cát, cốt liệu và nước…Sự xâm nhập của Clorua không trực tiếp ăn mòn cốt thép mà chỉ là một chất xúc tác cho quá trình ăn mòn bê tông cốt thép.

Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn
Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn 02

Cách phòng tránh hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn

Để làm giảm hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn cần chú ý đến chất lượng của bê tông cũng như bề dày của lớp bảo vệ. Bê tông được sử dụng phải có tỉ lệ nước/xi măng đủ thấp để làm chậm quá trình xâm nhập của ion clorua và quá trình carbonat hóa qua các lỗ hổng trong kết cấu của bê tông. Bên cạnh đó thì hàm lượng cốt thép cũng cần phải đủ lớn để kiềm chế lại sự phát triển và mở rộng vết nứt. Bê tông được đúc và dưỡng hộ một cách chính xác cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc hạn chế độ ăn mòn. Tiêu chuẩn của kết cấu khi dưỡng hộ là tối thiểu 7 ngày và sau khi đúc ở 21oC đối với bê tông có tỷ lệ nước/xi măng là 0,4 và lên đến 6 tháng đối với bê tông có tỷ lệ nước/xi măng là 0.6.

Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn
Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng bê tông cốt thép bị ăn mòn 03

Ngoài ra, để hạn chế sự ăn mòn kết cấu bê tông có thể áp dụng thêm một số hình thức khác như sử dụng màng ngăn nước khi đổ bê tông, sử dụng cốt thép mạ kẽm, cốt thép phủ epoxy, sử dụng cốt thép không gỉ và đặc biệt là phương pháp cathodic protection. Đây là phương pháp dựa trên việc sử dụng các điện cực thay thế để ăn mòn và giúp bảo vệ cốt thép trước các tác nhân từ môi trường, đặc biệt là môi trường tiếp xúc nhiều với muối biển.

Nguồn: vatlieuxaydung

Trả lời

error: Content is protected !!