Công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ của Bê tông Xuân Mai

Công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ của Bê tông Xuân Mai

Bê tông Xuân Mai là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bê tông siêu nhẹ. Cụ thể, đơn vị này đã nhập công nghệ bê tông ứng lực trước tiền chế của nước Cộng Hòa Pháp từ năm 1998 để sản xuất dầm sàn nhẹ cho việc xây dựng nhà ở tại Nhà máy Bê tông Xuân Mai. Vậy ở thời điểm hiện tại, công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ của Bê tông Xuân Mai như thế nào?

Theo đó, có 2 phương pháp hiện đang được đơn vị này áp dụng để sản xuất bê tông siêu nhẹ là:

  1. Công nghệ kéo căng trước.
  2. Công nghệ kéo căng sau.
Công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ của Bê tông Xuân Mai - 01
Công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ của Bê tông Xuân Mai – 01

Thứ nhất là công nghệ kéo căng trước. Với công nghệ sản xuất này, các sợi cáp được tạo lực căng trước khi đổ bê tông. Bệ đúc cố định thực hiện tại nhà máy khi sử dụng công nghệ kéo căng trước có thể dài tới 120m.

Sau đó, khi bê tông đông kết và được dưỡng hộ hơi nước nóng đạt tới cường độ 70% R28 thì tiến hành cắt các sợi cáp trên, lực kéo trong dây cáp sẽ chuyển thành lực nén trong cấu kiện bê tông.

Thứ hai là công nghệ kéo căng sau. Ở công nghệ này, cấu kiện bê tông được chế tạo đặt sẵn các ống dẫn để luồn các sợi cáp hoặc các thanh thép có cường độ cao gọi là thanh căng.

Các thanh căng này được kéo căng sau khi bê tông đã đạt tới cường độ 70% của R 28 ngày. Công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ theo phương pháp kéo căng sau thường được sử dụng cho các kết cấu chế tạo tại công trường có khối lượng lớn như dàn kéo, dầm cầu hộp đúc hẫng…

Công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ của Bê tông Xuân Mai - 02
Công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ của Bê tông Xuân Mai – 02

Tuy nhiên vì phương pháp sản xuất kéo căng trước giúp tiết kiệm vật liệu hơn nên Bê tông Xuân Mai chủ yếu sử dụng phương pháp này.

Chi tiết quy trình sản xuất bê tông siêu nhẹ dự ứng lực căng trước như sau:

  1. Dùng máy kéo thép PAUL của CHLB Đức để kéo căng thép cường độ cao.
  2. Tiến hành buộc cốt thép thường.
  3. Lắp khuôn thép định hình.
  4. Sử dụng cầu trục và phễu để đổ bê tông.
  5. Tiến hành phủ bạt để dưỡng hộ nhiệt bê tông bằng hơi nước.
  6. Tháo dỡ khuôn.
  7. Kiểm tra mẫu thí nghiệm. Nếu cường độ nén đạt 70% của R28 ngày thì tiến hành cắt thép dự ứng lực.
  8. Cẩu chuyển kê xếp, và hoàn thiện sản phẩm.
  9. Tiến hành kiểm tra chất lượng thành phẩm bê tông siêu nhẹ. Sau đó ghi nhãn mác, cấp chứng chỉ xuất xưởng.

Mặc dù xuất hiện từ những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước tại Việt Nam tuy nhiên phải đến thời điểm hiện tại loại bê tông này mới được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình xây dựng. Là đối tác lâu năm của đơn vị này, Bê tông siêu nhẹ luôn được đánh giá là đơn vị thi công, và cung cấp sàn bê tông siêu nhẹ chất lượng nhất tại Hà Nội.

Trả lời

error: Content is protected !!