Những điều cần biết về bê tông tự đầm trên lý thuyết và thực tế

Những điều cần biết về bê tông tự đầm trên lý thuyết và thực tế

Được ra đời dựa trên kết quả nghiên cứu từ sự phát triển của phụ gia siêu dẻo Polyme của các nhà khoa học Nhật Bản, bê tông tự đầm được sử dụng ở Nhật từ những năm 80 của thế kỷ trước, và hiện nay ngày càng được phổ biến hơn trên thế giới. Nội dung bài viết sau đây sẽ trình bày chi tiết những điều cần biết về bê tông tự đầm trên lý thuyết và thực tế.

Bê tông tự đầm là gì?

Khái niệm bê tông tự đầm được định nghĩa dựa trên những đặc tính cơ học khác biệt của loại bê tông này.

Cụ thể, bê tông tự đầm là loại bê tông có độ linh động tuyệt đối cao, có khả năng tự chảy dưới tác động của trọng lượng bản thân để lấp đầy hoàn toàn ván khuôn ngay cả khi có mật độ cốt thép bố trí dày đặc mà không cần đầm rung.

Ngoài ra, bê tông tự đầm còn được hiểu là loại bê tông có thể giữ nguyên tính đồng nhật của các thành phần bê tông trong suốt quá trình vận chuyển và thi công.

Những điều cần biết về bê tông tự đầm trên lý thuyết và thực tế
Những điều cần biết về bê tông tự đầm trên lý thuyết và thực tế

Cấp phối bê tông tự đầm

1.Cốt liệu thô

Khi sản xuất bê tông tự đầm, nên sử dụng cỡ hạt cốt liệu thô lớn nhất trong khoảng 12-20mm. Trong đó, hàm lượng cốt liệu điển hình nên lấy như sau:

  • BTTĐ loại 0/4mm – cốt liệu thô chiếm 50%
  • BTTĐ loại 4/8mm – cốt liệu thô chiếm 15%
  • BTTĐ loại 8/16mm – cốt liệu thô chiếm 35%

2.Thành phần hạt mịn

Cỡ hạt mịn lấy không nên lớn quá 1,125mm. Hàm lượng hạt mịn mang tính phụ thuộc vào kích cỡ cốt liệu thô lớn nhất, và mục đích ứng dụng của bê tông tự đầm.

Cụ thể, hàm lượng hạt mịn điển hình trong sản xuất là:

  • BTTĐ loại 0/4mm – hàm lượng hạt mịn ≥ 650 kg/m3
  • BTTĐ loại 4/8mm – hàm lượng hạt mịn ≥ 550 kg/m3
  • BTTĐ loại 8/16mm – hàm lượng hạt mịn ≥ 500 kg/m3
  • BTTĐ loại 16/32mm – hàm lượng hạt mịn ≥ 475 kg/m3

3.Xi măng (chất kết dính)

Hàm lượng xi măng sử dụng được xác định dựa theo các yêu cầu về tính chất của bê tông tự đầm trong các công trình cụ thể.

Sau đây là cách lấy hàm lượng xi măng mang tính điển hình:

  • BTTĐ loại 0/4mm – hàm lượng xi măng 500 – 650 kg/m3
  • BTTĐ loại 4/8mm – hàm lượng xi măng 450 – 500 kg/m3
  • BTTĐ loại 8/16mm – hàm lượng xi măng 400 – 450 kg/m3
  • BTTĐ loại 16/32mm – hàm lượng xi măng 375 – 425 kg/m3

4.Nước

Lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất bê tông tự đầm có ảnh hưởng rất lớn đến các đặc trưng chất lượng của loại bê tông này khi đã hóa cứng.

Cụ thể:

  1. Nếu là BTTĐ có chất lượng thấp hoặc tương đối trung bình, hàm lượng nước khoảng 200lit/1m3 bê tông.
  2. Nếu là BTTĐ có chất lượng trung bình, hàm lượng nước khoảng 180 – 200lit/1m3 bê tông.
  3. Nếu là BTTĐ có chất lượng cao, hàm lượng nước < 180lit/1m3 bê tông.

5.Phụ gia

Chất phụ gia được sử dụng được quy định riêng cho từng loại bê tông tự đầm

Những điều cần biết về bê tông tự đầm trên lý thuyết và thực tế
Những điều cần biết về bê tông tự đầm trên lý thuyết và thực tế

Tiêu chuẩn bê tông tự đầm

Để có thể được sử dụng trong các công trình xây dựng, sau khi hoàn thành quy trình sản xuất ra thành phẩm, bê tông tự đầm phải đáp ứng đầy đủ 2 tiếu chí là: độ sụt chảy, và thời gian chảy qua phễu.

Thứ nhất là độ sụt chảy.

Để đánh giá độ sụt chảy của BTTĐ, chúng ta rót bê tông vào một khuôn hình chóp cụt, đáy dưới có đường kinh 32cm, mặt đỉnh có đường kính 16cm. Nếu khi nhấc khuôn lên bê tông tụt xuống và tràn xòe ra với đường kính tối thiểu 65cm là đạt tiêu chuẩn.

Thứ hai là thời gian chảy qua phễu. 

Dụng cụ sử dụng: phễu hình chữ V, miệng phễu có kích thước 490mm (500mm) X 75mm.

Cách tiến hành kiểm tra: cho BTTĐ vào phễu sau đó vuốt một đoạn 425mm với độ dốc 1:1 và cuốn phễu dài 150mm có mặt cắt 65mm x 75mm. Để đạt tiêu chuẩn, bê tông tự đầm cần đạt thời gian chảy khoảng 6s.

Trả lời

error: Content is protected !!