Cách khắc phục 3 hiện tượng co của bê tông tạo bọt

Bê tông tạo bọt sở hữu những ưu điểm vượt trội so với các loại bê tông thông thường. Nhưng vì trong thành phần có chứa xi măng nên không tránh được hiện tượng co của tổ hợp các thành phần: co thủy hóa, co khô và co cacbonat hóa.

Các bài viết liên quan:

Ưu điểm và phạm vi ứng dụng của bê tông bọt.

Vài nét cần biết về bê tông bọt.

Khám phá ưu điểm vượt trội của bê tông bọt.

Cách khắc phục 3 hiện tượng co của bê tông tạo bọt
Cách khắc phục 3 hiện tượng co của bê tông tạo bọt 01

Co thủy hóa

Co thủy hóa là hiện tượng: Khi hòa 100g  xi măng vào bình thí nghiệm có chứa nước, sau khi xi măng đông kết và đóng rắn thì thể tích của đá xi măng thấp hơn thể tích của hồ xi măng khoảng 3-5 mL.

Cách khắc phục: Làm giảm hàm lượng xi măng tới mức có thể.

 Cách khắc phục 3 hiện tượng co của bê tông tạo bọt
Cách khắc phục 3 hiện tượng co của bê tông tạo bọt 02

Co cacbonat hóa

Hiện tượng co cacbonat hóa xảy ra ngay khi chế tạo bê tông. Hiện tượng này là do lượng Ca(OH)2 nằm trong đá xi măng được hình thành trong kết quả thủy hóa xi măng, phản ứng với khí CO2 không khí để tạo thành cacbonat canxi CaCO3 dẫn đến thể tích tổng của hệ thống giảm và cường độ bê tông giảm.

Hiện tượng này có thể thấy bằng mắt thường thông qua màu vàng sáng của bê tông. Bê tông bọt cách nhiệt dễ xảy ra hiện tượng này. Khối lượng thể tích của bê tông bọt càng thấp thì khả năng thâm nhập CO2 vào sâu trong bê tông càng cao.

Cách khắc phục: bảo vệ bê tông khỏi tác động của không khí nhờ các lớp trát hoàn thiện hoặc lớp chống thấm. Lớp chống thấm vừa có khả năng làm giảm co cacbonat hóa vừa giảm hiện tượng co khô.

Co khô

Co khô là hiện tượng, hồ xi măng giảm thể tích và kích thước thu lại trong không khí. Lấy bê tông bọt đóng rắn rồi để lâu trong điều kiện ẩm, nó sẽ tăng thể tích, đó là hiện tượng trương nở.

Bê tông bọt chịu co nhiều do hai nguyên nhân chính: độ xốp đẩy sự thâm nhập nhanh của không khí và độ ẩm vào trong bê tông.

Bề mặt của bê tông bọt có xu hướng co lại, còn phần trong có xu hướng cản trở sự co này dẫn đến hiện tượng nứt bề mặt bê tông bọt. Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện là các vết nứt rất mảnh và không sâu. Khi bê tông tiếp tục khô thì các vết nứt trở nên sâu và rộng hơn. Bê tông bọt có cường độ thấp thì các vết nứt dễ phát triển nhiều và nguy hiểm hơn.

Tốc độ khô của bê tông bọt phụ thuộc các yếu tố:chiều dày thành bọt, kích thước bọt, khoảng cách xếp các khối bê tông bọt, nhiệt độ và độ ẩm không khí, chủng loại xi măng…Do đó, trước khi cắt khối bê tông bọt, cần xác định thời gian lưu và mức độ ẩm theo các điều kiện thời tiết cụ thể.

Cách khắc phục: Làm chậm quá trình khô bề mặt và tăng tốc độ đóng rắn khối bê tông bọt.

Trả lời

error: Content is protected !!