Công nghệ bê tông đầm lăn và những ứng dụng trong xây dựng

Công nghệ bê tông đầm lăn chủ yếu được áp dụng trong thi công xây dựng các đập thủy điện và đê chắn nước

Ở Việt Nam, tại các công trình xây dựng đập thủy điện hay mặt đường đều ứng dụng rộng rãi công nghệ bê tông đầm lăn. Đây là sản phẩm bê tông không có độ sụt, được làm chặt bằng thiết bị rung lèn từ mặt ngoài (lu rung). Công nghệ này mang đến nhiều ưu điểm, giúp thi công nhanh hơn và rẻ hơn so với thi công bê tông truyền thống. Để biết thêm thông tin về công nghệ đầm lăn và những ứng dụng của nó, hãy cùng chúng tôi tham khảo trong nội dung bài viết dưới đấy.

Thế nào là bê tông đầm lăn (RCC)?

Các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm bê tông đầm lăn tương tự như bê tông thông thường. Tuy nhiên, việc đầm lèn lên bê tông bằng lu rung sử dụng hỗn hợp bê tông khô, ít chất kết dính hơn so với bê tông thông thường, vì vậy thường được ứng dụng cho các công trình xây dựng đập hay đường bê tông thì sẽ thi công nhanh và rẻ hơn so với dùng công nghệ đổ bê tông truyền thống. Công nghệ bê tông đầm lăn thường được áp dụng thích hợp cho thi công đập bê tông trọng lực và mặt đường, sân bãi.

Công nghệ bê tông đầm lăn chủ yếu được áp dụng trong thi công xây dựng các đập thủy điện và đê chắn nước
Công nghệ bê tông đầm lăn chủ yếu được áp dụng trong thi công xây dựng các đập thủy điện và đê chắn nước

Nói tóm lại, bê tông đầm lăn là loại bê tông không có độ sụt, được đầm chặt bằng phương pháp lu. Tại Việt Nam, bê tông đầm lăn được sử dụng, thi công cho các hạng mục đập thủy điện; đê chẵn lũ; mặt đường…

Đặc tính của bê tông đầm lăn

Vật liệu để chế tạo và làm nên sản phẩm bê tông đầm lăn bao gồm: xi măng, phụ gia khoáng; phụ gia hóa học, cốt liệu (mịn và thô) và nước.

Bê tông đầm lăn cũng được ứng dụng trong xây dựng mặt đường và sân bãi
Bê tông đầm lăn cũng được ứng dụng trong xây dựng mặt đường và sân bãi

Đặc tính của loại hỗn hợp này là không có độ sụt,  lượng xi măng sử dụng ít do đó thành phần các vật liệu của bê tông đầm lăn khác nhiều so với bê tông thông thường. Đặc biệt, trong cấp phối hạt cốt liệu, và hàm lượng hạt mịn là 2 yếu tố quan trọng quyết định tính chất hỗn hợp bê tông đầm lăn khi rắn chắc.

Cụ thể, hạt mịn (loại vật liệu có kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng 0,075mm) có thể chiếm đến 10% khối lượng cốt liệu trong bê tông đầm lăn. Các loại hạt mịn thường được dùng tại Việt Nam là loại vật liệu có khả năng tái sử dụng như tro bay, xỉ lò cao…Đấy chính là phụ gia khoáng. Hiện nay, việc lựa chọn, sử dụng hợp lý nguồn phụ gia khoáng là vấn đề vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng bê tông.

Ứng dụng của bê tông đầm lăn

Bê tông đầm lăn rất thích hợp cho các công trình bê tông có khối lượng lớn, hình dáng không phức tạp như đập; đê; hay mặt đường, sân bãi…

Đối với công trình xây dựng đập bê tông trọng lực, khối lượng bê tông được thi công càng lớn thì hiệu quả áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn càng cao. Việc thi công đập bằng công nghệ này cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thi công nhanh hơn so với đập bê tông thông thường.

Theo các chuyên gia xây dựng tính toán, cho rằng, giá thành xây dựng đập bằng công nghệ bê tông đầm lăn rẻ hơn so với bê tông truyền thống từ 25% đến 40%. Việc hạ giá thành đạt được là do giảm được chi phí cốt pha, giảm chi phí cho công tác vận chuyển, đổ, đầm bê tông.

Ở nước ta một số công trình xây dựng đập thủy điện đã áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn như thủy điện Avương (Quảng Nam), Pleikrông (Kontum), Bản Vẽ (Nghệ An), thuỷ điện Sơn La (Sơn La).

Trả lời

error: Content is protected !!