Có nên làm sàn bê tông siêu nhẹ? là băn khoăn của rất nhiều gia chủ khi lên kế hoạch xây nhà, cải tạo nhà. Nếu bạn vẫn chưa biết nhiều về bê tông siêu nhẹ, những ưu, nhược điểm của nó, hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây.
Sàn bê tông nhẹ là gì?
Trước khi quyết định có nên làm sàn bê tông nhẹ hay không? Có lẽ vấn đề bạn nên tìm hiểu đó là sàn bê tông nhẹ là gì? Nó có cấu tạo như thế nào?
Sàn bê tông nhẹ là 1 loại sàn lắp ghép theo công nghệ mới. Cấu trúc sàn rỗng giữa để giảm trọng lượng cho công trình. Đặc biệt, cấu tạo và cách thi công của sàn bê tông nhẹ cũng khác hẳn so với sàn bê tông thông thường.
Sàn bê tông nhẹ có cấu tạo gồm 4 bộ phận: Dầm dự ứng lực, các tấm bê tông nhẹ đúc sẵn, cốt thép được đan từ thép Ø4 và 1 lớp bê tông như bê tông truyền thống trên cùng. Tuy nhiên lớp này chỉ mỏng khoảng 3 – 4 cm.
Sàn bê tông nhẹ được thi công chủ yếu bằng cách lắp ghép từ những vật tư đúc sẵn tại nhà máy Vinaconex Xuân Mai. Vì vậy về vấn đề chất lượng vật tư vô cùng đảm bảo.
Xem thêm: Sàn bê tông nhẹ Xuân Mai – Những ứng dụng thực tế và báo giá
Quy trình thi công sàn bê tông nhẹ sẽ lần lượt được thực hiện theo các bước:
– Dựng dầm bê tông dự ứng lực (dầm bê tông này được dựng trực tiếp lên 2 bên tường, rằng hoặc khung thép chịu lực nếu sử dụng khung thép tiền chế)
– Lắp ghép các tấm bê tông nhẹ Xuân Mai hay còn gọi là gạch Block siêu nhẹ
– Đan lưới thép Ø4 cố định trên mặt sàn
– Đổ 1 lớp bê tông phía trên bề mặt (Với các công trình lớn, hoặc công trình gần mặt đường thường sử dụng bê tông tươi, với các công trình trong ngõ nhỏ, xe bê tông không vào được bắt buộc phải đổ bê tông bằng tay).
Tham khảo những thông tin trên có lẽ bạn đã nắm được phần nào kết cấu của sàn bê tông siêu nhẹ và sơ qua quy trình thi công của nó. Còn phần dưới đây chúng ta hãy cùng phân tích những ưu, nhược điểm của loại sàn này nhé.
Ưu, nhược điểm của sàn bê tông nhẹ
Làm sàn bê tông siêu nhẹ có những lợi ích gì?
Nếu không có những lợi ích vượt trội hơn hẳn cách làm sàn hay đổ trần bê tông truyền thống, có lẽ 100 năm nữa người Việt vẫn sử dụng cách xây nhà cũ. Đúng như vậy, so với cách xây nhà, cải tạo nhà trước đây, làm sàn bê tông nhẹ có nhiều lợi ích hơn nhiều.
– Làm sàn bê tông nhẹ làm giảm khối lượng công trình, tiết kiệm tiền đầu tư cho nền móng
Có tên là sàn bê tông nhẹ vì khối lượng sàn thực sự nhẹ hơn nhiều so với sàn bê tông truyền thống. Tính trung bình 1m2 sàn nhẹ sẽ nhẹ hơn 5 – 7kg so với sàn bê tông truyền thống. Vì vậy 1 sàn nhà 50 – 70 m2 cũng đã nhẹ hơn cả trăm kg so với sàn bê tông thông thường.
Nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Đặc tính an toàn, khả năng chịu lực và độ bền của sàn bê tông nhẹ Xuân Mai đã được bộ xây dựng kiểm duyệt. Vì vậy các gia đình có thể an tâm tuyệt đối, làm sàn bê tông nhẹ cũng bền lâu như sàn bê tông truyền thống.
Khối lượng nhẹ nên làm sàn panel siêu nhẹ giảm được khá nhiều áp lực cho nền móng nên việc xây móng không yêu cầu quá cao hay phải đầu tư khắt khe như trước.
– Quy trình thi công nhanh gọn, tiết kiệm thời gian
Như quy trình thi công phía bên trên các bạn đã tham khảo. Thi công bê tông siêu nhẹ rất nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian vì các công việc chủ yếu là lắp ghép. Không những vậy, chỉ cần lớp bê tông mỏng phía trên khô là có thể đưa vào sử dụng ngay không cần chờ khô hay dưỡng sàn cả chục ngày như sàn truyền thống.
Chính vì vậy, nếu nói về tiêu chí thời gian, làm sàn bê tông nhẹ trung bình sẽ tiết kiệm được khoảng 10 – 12 ngày/1 sàn.
– Hạn chế sử dụng vật liệu rời, đỡ tốn kém diện tích và gây những phiền hà không đáng có
Làm sàn bê tông nhẹ sử dụng rất ít vật liệu rời, chỉ sử dụng đến ở giai đoạn đổ lớp bê tông mỏng. Chính vì vậy các gia đình nhà phố sẽ tiết kiệm được chi phí bãi tập kết vật liệu.
Đặc biệt việc ít sử dụng vật liệu rời sẽ giúp giảm những phiền hà không đáng có do khói bụi ảnh hưởng đến hàng xóm và môi trường xung quanh
– Sàn panel siêu nhẹ có khả năng chống nóng tốt hơn
Một ưu điểm hấp dẫn của sàn panel siêu nhẹ Xuân Mai đó là tính năng chống nóng tốt. Do được sản xuất bằng nhiều phụ gia đặc biệt nên sàn bê tông nhẹ không hấp thụ nhiệt, không dẫn nhiệt. Vì vậy nó hạn chế hiện tượng bê tông hóa, khiến không khí trong gia đình mát mẻ hơn. Tuy không thể khiến mùa hè mát lạnh như mùa đông nhưng chắc chắc sàn bê tông nhẹ cũng góp sức nhỏ nhoi giúp hóa đơn tiền điện những tháng mùa hè của gia đình bạn không tăng quá đột biến.
Nhược điểm của sàn nhẹ
Loại vật liệu nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định, sàn bê tông nhẹ cũng vậy. Nhược điểm của bê tông siêu nhẹ chính là tính “Mới”.
Đúng như vậy, thực ra tư tưởng của nhiều thế hệ người Việt Nam là trung thành với những thứ cũ, và rất ngại tiếp nhận cái mới. Chính vì vậy với 1 loại vật liệu mới như bê tông siêu nhẹ nhiều gia đình còn e dè. Ngày nay, các công trình áp dụng bê tông nhẹ ngày càng nhiều là 1 phần động lực để các gia đình Việt thay đổi tư duy.
Nhược điểm thứ hai của sàn nhẹ chính là kén chọn đơn vị thi công. Để thi công sàn bê tông siêu nhẹ không phải đội thợ nào cũng làm được. Những đội thợ thi công chuyên nghiệp phải trải qua 1 quá trình đào tạo bài bản, làm việc có nguyên tắc mới đảm bảo sàn được thi công nhanh chóng và đúng quy trình kỹ thuật.
Nói cách khác, để thi công sàn bê tông nhẹ các gia đình chỉ có thể tìm đến những đơn vị uy tín, những công ty chuyên về lĩnh vực bê tông siêu nhẹ.
Có nên làm sàn bê tông nhẹ để xây nhà, cải tạo nhà?
Phân tích rất rõ ưu, nhược điểm của sàn bê tông nhẹ nên có lẽ chính bạn cũng đã quyết định được có nên sử dụng loại sàn này hay không rồi.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải nhấn mạnh, sử dụng sàn bê tông nhẹ nói riêng hay các vật liệu nhẹ khác nói chung đang trở thành xu hướng mới trong xây dựng. Bạn hoàn toàn có thể an tâm và tin tưởng sử dụng. Không chỉ công trình của gia đình bạn, ngoài kia hàng triệu công trình có diện tích lớn, nhỏ đều đã sử dụng bê tông nhẹ.
Betongsieunhe.vn chuyên nhận thiết kế, thi công sàn bê tông nhẹ cho các công trình dân dụng, văn phòng, nhà xưởng. Qúy khách có nhu cầu tư vấn, tham khảo thêm thông tin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Holtine trên Website nhé.