Nhờ cách thức thi công đơn giản, thời gian thi công ngắn, tiết kiệm chi phí… sàn bê tông siêu nhẹ ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn trong các công trình kiến trúc hiện đại, nhất là các công trình cải tạo nhà phố, sửa nhà phố. Trong nội dung bài viết sau đây, Bê tông siêu nhẹ sẽ trình bày chi tiết về các lưu ý quan trọng khi sử dụng bê tông siêu nhẹ cải tạo nhà, sửa nhà phố.
Việc ứng dụng sàn bê tông nhẹ, bê tông siêu nhẹ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp thi công truyền thống. Đó là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên vì xét tới cùng, việc sửa chữa, cải tạo được tiến hành trên một nền móng đã có sẵn nên các gia đình cần có sự xem xét, đánh giá, chọn lựa kỹ lưỡng đảm bảo độ bền tốt nhất cho công trình.
Theo đó, những vấn đề cần lưu ý gồm:
- Kết cấu móng của ngôi nhà.
- Đặc điểm của vị trí trần đổ sàn bê tông siêu nhẹ là trần nội thất hay trần ngoại thất.
Thứ nhất là vấn đề về kết cấu móng. Với kết cấu móng, vấn đề các gia đình cần xem xét, đánh giá chi tiết là khả năng chịu lực an toàn của phần móng với kết cấu nhà sẵn có. Việc xác định được khả năng chịu lực an toàn của móng sẽ giúp các gia đình chọn được hệ sàn bê tông siêu nhẹ phù hợp đảm bảo được độ bền cho công trình đồng thời tiết kiệm được chi phí thi công.
Thứ hai là về kiểu trần làm sàn bê tông siêu nhẹ. Đây là vấn đề các gia đình cần đặc biệt quan tâm khi chọn cách cải tạo nhà phố, đổ trần bằng sàn bê tông siêu nhẹ. Sở dĩ vậy vì trần nội thất sẽ có những đặc điểm khác trần ngoại thất nên nếu không có sự xác định, chọn lựa kỹ càng sẽ làm ảnh hưởng tới độ bền của sàn bê tông nhẹ. Chi tiết những lưu ý về vấn đề này như sau:
Một là trần nội thất. Nếu sàn bê tông siêu nhẹ được sử dụng để làm trần nội thất (hay còn gọi là sàn trong nhà) các gia đình cần lưu ý:
- Kích thước. Sàn cần có độ dày khoảng 160mm. Trong đó:
– Độ dày của dầm PPB và gạch block là 120mm
– Độ dày của lớp bê tông đổ bù tại chỗ là 40mm - Sau 1 ngày thi công cần tiến hành tưới nước thường xuyên cho mặt sàn nhất là khu vực bề mặt thoáng gió hoặc bị ánh nắng chiếu trực tiếp.
- Sau từ từ 2 đến 3 ngày đổ bê tông mới có thể đi lịa hoặc làm các công việc nhẹ trên sàn. Trường trời lạnh cần ít nhất 3 ngày.
- Dỡ các chống trong nhà sau từ 3 đến 5 ngày.
- Với các cột chống ở ban công hoặc ô văng thời gian dỡ từ 7 đến 10 ngày tùy thuộc độ dài tua ra của ban công, ô văng
- Sau 1 ngày dỡ các cốt pha bao quanh
- Cách thi công trát trần: vì giữa các cột dầm PPB và gạch block có khe hở nhỏ nên trước khi tiến hành trát hoàn thiện ở mặt dưới sàn bê tông siêu nhẹ cần trát các khe hở trước rồi mới tiến hành trát cả trần.
Hai là trần ngoại thất hay còn gọi là mái. Khi đổ mái bằng sàn bê tông siêu nhẹ, các gia đình cần lưu ý:
- Kích thước sàn bê tông siêu nhẹ dùng làm mái cần có độ dày khoảng 170mm. Trong đó:
– Độ dày của dầm PPB và gạch block là 120mm
– Độ dày của lớp bê tông đổ bù tại chỗ là 50mm - Đảm bảo độ ẩm cho bề mặt sàn bằng cách tưới nước thường xuyên ngay sau khi thi công lắp dựng hoàn thiện.
- Cần xây gạch cao 100 bao quanh mái rồi tiến hành bơm nước cho sàn với độ cao 5-7cm đồng thời hòa nước với xi măng theot tỷ lệ 4kg XM/1m3 nước khuấy đều, cứ 3 giờ khuấy 1 lần Vì phần mái có diện tích bề mặt tiếp xúc ánh nắng mặt trời lớn.
- Nếu ngâm nước thấy sàn bê tông siêu nhẹ xuất hiện lỗ thấm nước cần tiến hành hòa xi măng khuấy đều vào vị trí đó (Trường hợp không thể bịt kín, cần liên hệ đội thợ thi công để được hỗ trợ)
- Nếu ngâm nước mái không thấm nước tiến hành tháo nước lát gạch lá nem trên mái để che lớp bê tông đảm bảo sàn bê tông siêu nhẹ không bị thấm dột hoặc gân nứt dưới ánh nắng mặt trời.
- Thời gian dỡ các cột chống và lưu ý khi thi công trát trần tương tự như trần nội thất.
Trên đây là những lưu ý cần nhớ khi dùng bê tông siêu nhẹ cải tạo nhà, sửa nhà phố. Qúy khách hàng và các gia đình cần được tư vấn, hỗ trợ thêm về việc sửa nhà bằng sàn bê tông siêu nhẹ xin vui lòng gọi trực tiếp tới số đường dây nóng của Bê Tông Siêu Nhẹ để được giải đáp chi tiết.