Bê tông Asphalt là loại sản phẩm bê tông quan trọng của bitum đang được sử dụng rộng rãi để làm vật liêu xây dựng. Loại bê tông này được chế tạo với bằng phương pháp nhào trộn bitum cùng các hạt vật liệu như cát, đá dăm, sỏi cuội kích thước khác nhau và được sử dụng nhiều nhất trong việc tạo nên kết cấu của mặt đường mềm.
Bê tông Asphalt là gì?
Bê tông Asphalt là một loại bê tông đang được ưu tiên sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay bởi nó có các đặc tính vượt trội hơn rất nhiều bê tông truyền thống. Trong công nghiệp xây dựng hiện đại thì bê tông Asphalt còn được gọi là bê tông nhựa hoặc bê tông nhựa Asphalt.
>>>Xem thêm: Bê tông Asphalt là gì?
Xét về định nghĩa, bê tông Asphalt là một loại đá nhân tạo được tạo thành sau khi tiến hành rải và làm đặc hỗn hợp Asphalt, trong đó, hỗn hợp Asphalt sẽ gồm có vật liệu khoáng và bitum, được ứng dụng chủ yếu trong xây dựng đường ô tô và sân bay với kết cấu mặt đường mềm.
Về cách phân loại bê tông Asphalt, có 4 tiêu chí được sử dụng để phân loại gồm có:
- Nhiệt độ tiến hành thi công
- Độ đặc của bê tông (còn gọi là độ rỗng dư)
- Độ lớn của cốt liệu
- Hàm lượng đá dăm
Vật liệu để chế tạo bê tông Asphalt
Cốt liệu lớn
Cốt liệu lớn có nguồn gốc từ đá dăm, sỏi nghiền hoặc một số loại chất thải dạng rắn.
Yêu cầu kĩ thuật của cốt liệu lớn trong bê tông Asphalt về cơ bản giống trong bê tông Xuân Mai (về thành phần, độc sạch, độ hao mòn, cường độ, hàm lượng hạt yếu), yêu cầu hàm lượng từ 20 đến 65 % với cường độ đá gốc tối thiểu đạt từ 80 đến 100 Mpa, nên thường chọn dùng các loại cốt liệu lớn gốc bazo.
Cốt liệu nhỏ
Cốt liệu nhỏ có nguồn gốc từ cát tự nhiên hay cát nghiền với hàm lượng từ 15 đến 50%, trong đó BTAF cát chỉ dùng cát.
Vai trò của cốt liệu cát là để chèn các lỗ rỗng của cốt liệu lớn.
Yêu cầu kĩ thuật cốt liệu nhỏ:
- Cát nghiền phải được chế tạo từ đá gốc có cường độ 60-100Mpa
- Lượng hạt < 0,071mm không vượt quá 14%, hàm lượng lượng hạt < 0,14mm không vượt quá 20%
- Hàm lượng sét ≤ 0.5%
Bột khoáng
Bột khoáng là thành phần rất quan trọng trong hỗn hợp bê tông Asphalt có vai trò :
- Lấp đầy các lỗ rỗng của cốt liệu để tăng độ đặc cho bê tông.
- Tăng diện tích bề măt nhưng màng bitum mỏng nhằm tăng tính liên kết vật lý.
- Thường có gốc bazo nên tăng tính liên kết hóa học giữa bitum và vật liệu khoáng.
- Tăng ổn định nước cho bê tông Asphalt.
>>>Xem thêm: Công nghệ chế tạo bê tông Asphalt
Nguồn gốc của bột khoáng là được nghiền thật mịn từ đá vôi, đá đolomit, xi măng, vỏ sò, tro bay nhiệt điện…
Yêu cầu cần đạt được của bột khoáng:
- Cường độ đá gốc phải ≥ 20 Mpa.
- Lượng tạp chất phải < 5%, có độ khô- tơi- xốp- nhỏ với hàm lượng lọt sàng 0,6mm đạt 100% hoặc lượng lọt sàng 0.3 mm đạt 90-100%, lượng lọt sàng 0,0075 mm đạt 70-100%).
Bitum
Lựa chọn bitum phù hợp với điều kiện khí hậu nơi sử dụng bê tông Asphalt để phù hợp với điều kiện tải trọng làm việc và phương pháp thi công.
Hàm lương bitum phải từ 4 đến 7% và có thể sử dụng các loại bitum cải tiến .