Bê tông nhẹ là vật liệu mới trong xây dựng hiện đại. Loại này đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong ngành với nhiều ưu điểm: tiết kiệm chi phí, thời gian thi công rút ngắn đáng kể… Vậy bê tông nhẹ có những loại nào? Đặc điểm các loại này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Bê tông nhẹ có mấy loại? Đặc điểm các loại bê tông nhẹ như thế nào?
Trước đây, nhắc đến bê tông là mọi người thường nghĩ ngay đến bê tông cốt thép vô cùng đồ sộ và chắc chắn. Nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện đại xuất hiện thêm một kiểu đổ bê tông mới, đó là bê tông nhẹ. Bê tông nhẹ này sẽ giúp các chủ đầu tư tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình như các làm cũ.
Bê tông nhẹ có mấy loại?
Hiện nay bê tông nhẹ có hai loại chính: bê tông nhẹ chưng áp và bê tông bọt khí. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của các loại này ngay dưới đây.
+ Bê tông nhẹ chưng áp
Bê tông này viết tắt là ACC, được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới như Úc, Châu Mỹ, Trung Đông.
Thành phần bao gồm: Cát, vôi, xi măng, bột khoáng mịn, vôi thạch anh. Tất cả được trộn với nước theo một tỷ lệ nhất định. Hòa quyện vào nhau tạo nên một hỗn hợp sệt. Sau đó sẽ được đổ vào khuôn thép để tạo ra các phản ứng, từ đó hình thành các liên kết bền vững giữa các nguyên liệu. Đồng thời, tạo ra các lỗ rỗng liti giúp nó nhẹ hơn rất nhiều
Các khuôn này sau khi khô và được tháo khuôn, cắt kích thước theo yêu cầu.
Ưu điểm: Có khả năng chịu trọng tải lớn, chịu lửa tốt hơn so với các vật liệu thường, đặc biệt loại bê tông này cách nhiệt rất tốt.
Trọng lượng siêu nhẹ chỉ 400-700kh/m3. So với bê tông truyền thống giảm đến 2/3.
Đây là loại bê tông được sử dụng rộng rãi và tối ưu trong xây dựng hiện nay.
+ Bê tông bọt khí
Nguyên liệu để làm ra bê tông bọt khí gồm có nước, chất tạo rỗng, xi măng PCB 40, cát mịn, Bột nhôm, xỉ than…
Cách làm bê tông bọt khí là trộn hỗn hợp trên theo khối lượng nhất định để tạo ra bọt. Muốn ra bọt thì cần sử dụng máy để trộn giúp tạo bọt một cách hiệu quả nhất. Sau đó, rót các hỗn hợp này vào khuôn định hình, kích thước theo yêu cầu. Lúc này bê tông bọt khí sẽ diễn ra hai trạng thái:
Dưỡng tính: có nghĩa là ban đầu hỗn hợp ở dạng chảy, cấu trúc yếu, dễ vỡ, chờ 2-3 giờ.
Bảo dưỡng: Bằng cách phun nước lên bề mặt vật liệu trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo bê tông đạt chất lượng tốt nhất.
Ưu điểm của loại là: nhẹ, không thấm xuyên thấu do có các lỗ rỗng. Chống ẩm, cách âm, cách nhiệt tốt.
Điểm khác biệt giữa hai loại bê tông nhẹ: bê tông nhẹ chưng áp, bê tông bọt nhẹ
Về công nghệ sản xuất:
Để làm ra bê tông chưng áp thì đòi hỏi máy móc hiện đại còn bê tông bọt khí không cần đầu tư nhiều về máy móc, thiết bị, chỉ cần một vài thiết bị đơn giản là được.
Về nguyên liệu:
Bê tông chưng áp nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên còn bê tông bọt khí cần thêm một số chất phụ gia để tạo bọt, nên không thân thiện với môi trường. Đây có thể là nguyên nhân khiến bê tông bọt khí không được ưa chuộng nhiều như bê tông chưng áp
Về kích thước các lỗ khí
Ở bê tông chưng cáp các lỗ khí có kích thước lớn hơn nên độ thấm nước cao. Do đó, khả năng chống ẩm kém hơn bê tông bọt khí
Về giá thành:
So về giá thành thì bê tông bọt khí có giá mềm hơn. Bê tông chưng áp sử dụng các vật liệu đắt tiền, do đó chi phí cao hơn hẳn.
Để biết công trình của mình phù hợp với loại bê tông nào? bê tông chưng áp hay bê tông bọt khí? Hãy liên hệ ngay đến bê tông siêu nhẹ của chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất. Mọi thông tin chi tiết liên hệ đến hotline trên website: betongsieunhe.vn.