Ngày nay, đa số các công trình xây dựng tại Việt Nam thì hầu hết đều sử dụng loại vật liệu gạch không nung ở các hạng mục khác nhau, do nhiều tính năng cũng như tính hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư. Trong nội dung bài viết dưới đây, sẽ đề cập về ưu điểm và hạn chế của gạch không nung mà trong đó điểm hình là 2 sản phẩm gạch bê tông nhẹ aac và gạch bê tông cốt liệu.
Ưu điểm chính của 2 loại gạch không nung
Gạch không nung có những ưu điểm gì? Qúy vị và các bạn sẽ có đáp án trong nội dung dưới đây.
Ưu điểm của gạch bê tông nhẹ – gạch AAC
Ưu điểm của gạch AAC vô cùng vượt trội. Cụ thể như sau:
Trọng lượng siêu nhẹ: Gạch AAC có trọng lượng chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung truyền thống. Bởi cấu tạo của gạch bê tông khí chưng áp là dạng ô tinh thể kết cấu bọt khí chiếm 80% toàn bộ thể tích viên gạch. Do đó gạch bê tông nhẹ có thể nổi lên trên mặt nước. Hoàn toàn thích hợp cho làm tường ngăn hay công trình thêm nhiều tầng các hạng mục dân sự.
Đồng thời, gạch AAC có khả năng cách âm do cấu trúc có nhiều lỗ khí bên trong. Đặc biệt, với cấu trúc đặc trưng này còn đem đến tính năng khác đó là khả năng cách nhiệt, chống nóng tuyệt vời, mang lại hiệu quả áp dụng tốt như mùa đông ấm, mùa hè mát. Theo các chuyên gia xây dựng tính toán và cho rằng khả năng cách nhiệt của bê tông khí chưng áp gấp 5 lần so với gạch đất nung truyền thống, và khả năng chịu được chấn động tốt.
Gạch nhẹ AAC được sản xuất với kích thước đa dạng và nhìn chung đều là kích thước lớn giúp đẩy nhanh tiến độ thi công.
Bề mặt nhẵn nên không cần phải trát làm phẳng, có thể trực tiếp sơn hoặc bả trang trí luôn. Ngoài ra, còn dễ dàng lắp đặt đường điện với kết cấu ổn định vừa đem lại độ bền, vừa có tính thẩm mỹ cao.
Ưu điểm của gạch xi măng cốt liệu
Gạch xi măng cốt liệu có độ cứng cao, vì vậy với cấu trúc là gạch lỗ nhưng khả năng chịu lực vẫn cao hơn nhiều lần so với gạch đất nung truyền thống. Đồng thời, sử dụng gạch xi măng cốt liệu còn có khả năng cách nhiệt tốt mà không cần sử dụng thêm ốp tường cách nhiệt, có khả năng chống cháy và đặc biệt là chống thấm chống nước tốt.
So với gạch đất nung truyền thống thì gạch xi măng cốt liệu có kích thước chính xác, viên gạch không bị biến dạng cong vênh, giúp quá trình thi công được dễ dàng, nhanh chóng, rút ngắn thời gian xây dựng và tiết kiệm được chi phí cũng như nhân công làm việc.
Sử dụng gạch bê tông cốt liệu trong các công trình xây dụng hoàn toàn giống như sử dụng gạch đất nung thông thường, đó là chỉ cần dùng một loại vữa trát thông thường. Tuy nhiên, vữa dùng cho gạch xi măng cốt liệu tiết kiệm hơn bởi gạch có kích thước lớn, giúp thi công vừa không mất thời gian, vừa không tốn nhiều công sức xây dựng.
Xem thêm: Ưu, nhược điểm của 3 loại gạch nhẹ xây tường được sử dụng phổ biến
Nhược điểm của 2 loại gạch không nung
Nhược điểm của gạch bê tông cốt liệu chính là khả năng chống thấm kém hơn so với gạch đất nung thông thường và trọng lượng thì nặng hơn so với gạch đất nung thông thường.
Nhược điểm của gạch AAC là quá trình thi công phải sử dụng loại vữa xây chuyên dụng. Quy trình thi công cũng phải được thực hiện chuẩn chỉ theo đúng kỹ thuật.
Qua nội dung trên, quý vị và các bạn đã nắm được những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại gạch không nung là gạch nhẹ AAC và gạch bê tông cốt liệu. Là đơn vị chuyên phân phối gạch bê tông khí chưng áp AAC, chúng tôi luôn đảm bảo có báo giá tốt nhất cho khách hàng. Qúy khách quan tâm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, báo giá chi tiết.