Gạch không nung xi măng cốt liệu còn có tên gọi khác là gạch bê tông hay gạch block. Nó được tạo nên từ mạt đá, tro bay và liên kết xi măng. Đặc trưng của gạch xi măng cốt liệu là có kết cấu khá bền vững. Cùng tìm hiểu thêm một số thông tin cơ bản về loại gạch không nung xi măng cốt liệu này qua phần nội dung của bài viết sau đây.
Các bài viết liên quan:
Thành phần và ưu điểm vượt trội của gạch bê tông nhẹ.
Tìm hiểu công nghệ chế tạo block bê tông tạo bọt.
Công nghệ sản xuất bê tông tạo bọt nhẹ như thế nào?
Hiện nay đa phần người dân đang hiểu lầm gạch không nung xi măng cốt liệu chính là gạch nhẹ. Cùng điểm qua cách phân biệt gạch không nung xi măng cốt liệu với một số loại gạch tương đồng khác để có thể nhận biết chuẩn xác hơn.
Gạch không nung xi măng cốt liệu có vật liệu đầu vào giống với gạch bi riêng gạch Papanh thì có thể dùng vôi để thay thế cho xi măng. Nguyên lý sản xuất của 3 loại gạch nào cũng khá giống nhau. Theo đó, nó đều được sản xuất bằng cách phối trộn, tạo hình và dưỡng hộ tự nhiên.
Và điểm khác biệt ở ba loại gạch không nung này là mạt đá được sử dụng trong gạch xi măng cốt liệu được lựa chọn kỹ hơn gạch Papanh. Nó đòi hỏi đá mạt phải thật sạch (tuyệt đối không được lẫn đất) hạt đá cần nhỏ, mịn và nhiều bột. Gạch xi măng cốt liệu cần dùng loại xi măng PC để liên kết (không dùng vôi). Dây truyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu cũng khá hiện đại do vậy mang đến hiệu quả năng suất cao, chất lượng gạch đồng đều, ổn định.
Ưu điểm của gạch xi măng cốt liệu là có cường độ chịu nén cao, khả năng chống thấm tốt. Không chỉ có vậy, kiểu dáng và mẫu mã của loại gạch này cũng hết sức phòng phú và đa dạng.
Trên thực tế, độ ngậm nước của gạch xi măng cốt liệu rất thấp. Nó chỉ dừng ở con số 8% trong khi gạch đất sét nung có thể ngậm nước từ 14 đến 18%. Sở dĩ nó có thể chống thấm nước tốt là nhờ các hạt đá được lựa chọn kỹ càng, sản xuất bằng công nghệ cao tạo ra độ khít của cốt liệu. Và đây cũng chính là tiêu chí căn bản để phân biệt gạch xi măng cốt liệu với gạch bi, gạch Papanh.
Do có cốt liệu chính là mạt đá nên gạch xi măng cốt liệu có tỷ trong đặc khoảng 2.050 kg/m3. Tỷ trọng này hoàn toàn phù hợp với những công trình xây dựng lớn như nhà cao tầng bởi nó có thể giúp các hạng mục này chống chịu mưa gió, động đất hết sức tốt. Bằng chứng là hàng loạt các công trình của Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam đã và đang sử dụng gạch xi măng cốt liệu như: Keangnam, Grand Plaza, Lotte, Deawoo…
Việc sản xuất gạch xi măng cốt liệu không phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết. Bởi thế khả năng cung ứng và mức độ ổn định giá của loại vật liệu này tốt hơn rất nhiều so với đất sét nung.
Tựu chung lại, với những ưu thế vượt trội của mình gạch không nung nói chung và gạch xi măng cốt liệu nói riêng hiện đang được đánh giá là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho gạch đất sét nung đồng thời mang lại sự bền vững cho nhiều công trình.
Nguồn: vatlieuxaydung