Các hiện tượng co thường gặp ở bê tông tạo bọt và cách khắc phục

Các hiện tượng co thường gặp ở bê tông tạo bọt và cách khắc phục

Mặc dù sở hữu những đặc tính vượt trội hơn hẳn so với các loại bê tông thông thường, tuy nhiên bê tông tạo bọt vẫn phải “đối mặt” với các hiện tượng co thường gặp do trong thành phần cấu tạo có xi măng. Sau đây, hãy cùng Betongsieunhe.vn tìm hiểu rõ hơn về các hiện tượng này và cách khắc phục chúng.

Bê tông tạo bọt bị co thủy hóa

Đây là một hiện tượng khá thường găp ở bê tông tạo bọt. Để xác định hiện tượng này chúng ta có thể thực hiện như sau: hòa 100g xi măng vào bình thí nghiệm có sẵn nước để đến khi xi măng đông kết và đóng rắn thì quan sát. Có thể thấy, kết quả của thí nghiệm này là thể tích của đá xi măng thấp hơn thể tích của hồ xi măng khoảng 3-5 ml.

Các hiện tượng co thường gặp ở bê tông tạo bọt và cách khắc phục - 01
Các hiện tượng co thường gặp ở bê tông tạo bọt và cách khắc phục – 01

Giải pháp duy nhất để khắc phục hiện tượng bê tông tạo bọt bị co thủy hóa là giảm hàm lượng xi măng tới mức tối thiểu có thể chấp nhận được trong quá trình sản xuất.

Bê tông tạo bọt bị co cacbonat hóa

Hiện tượng này xuất hiện ngay trong quá trình sản xuất tông và tiếp tục kéo dài trong thời gian bê tông tạo bọt. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy hiện tượng này thông qua màu vàng sáng trên bề mặt của loại bê tông này.

Bản chất của hiện tượng nay được lý giải như sau: Ca(OH)2 trong đá xi măng (được hình thành khi thủy hóa xi măng) phản ứng với CO2 trong không khí tạo thành cacbonat canxi CaCO3. Dẫn đến hệ quả xảy ra là tổng thể thể tích của hệ thống giảm, đồng thời cường độ bê tông cũng bị giảm.

Cách khắc phục sự cố này là sử dụng lớp trát hoàn thiện hoặc lớp chống thấm để bảo vệ bê tông trước tác động của không khí.

Bê tông tạo bọt bị co khô

Các hiện tượng co thường gặp ở bê tông tạo bọt và cách khắc phục - 02
Các hiện tượng co thường gặp ở bê tông tạo bọt và cách khắc phục – 02

Nguyên nhân dẫn đến việc bê tông tạo bọt bị co khô là do loại bê tông này có độ xốp nên quá trình thâm nhập của không khí và độ ẩm nhanh hơn.

Biểu hiện cụ thể của hiện tượng co này là hồ xi măng bị giảm thể tích dẫn đến kích thước bị thu lại. Tuy nhiên, do quá trình khô ở bề mặt bê tông tạo bọt xảy ra nhanh hơn phần ở giữa nên có thể thấy phần cạnh, góc và bề mặt của loại bê tông này khô nhanh hơn.

Mặt khác vì phần bề mặt có xu hướng co lại, còn phần trong có xu hướng cản trở nên bề mặt của bê tông tạo bọt dễ bị nứt. Các vết nứt sẽ to dần theo quá trình khô.

Bởi vậy, giải pháp duy nhất để khắc phục hiện tượng bê tông tạo bọt bị co khô là làm chậm quá trình khô bề mặt, đồng thời làm tăng độ đóng rắn trong khối bê tông.  Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ khô của bê tông tạo bọt gồm: 1- kích thước bọt; 2- chiều dày thành bọt; 3- nhiệt độ không khí; 4- độ ẩm không khí; 5- chủng loại xi măng.

Qua những thông tin cơ bản trên đây, Betongsieunhe.vn hy vọng đã giúp người sử dụng có được câu trả lời chính xác nhất từ đó tìm được giải pháp hữu hiệu, an toàn cho công trình của mình.

Trả lời

error: Content is protected !!