Xây tường bằng tấm ALC chống cháy, ngăn cháy đã trở thành sự lựa chọn tất yếu của nhiều công trình, nhà xưởng. “Trăm nghe không bằng một thấy” mời quý vị và các bạn chiêm ngưỡng 1 số hình ảnh thực tế công trình thi công tường chống cháy ALC cho nhà xưởng tại Hải Phòng.
Tường chống cháy ALC 20cm có công dụng gì?
Tường chống cháy, tường ngăn cháy làm từ tấm ALC là lựa chọn hàng đầu của các công trình lớn. Tấm ALC có nhiều độ dày như 7cm, 10cm, 15cm, 20cm. Tại công trình nhà xưởng ở Hải Phòng chủ đầu tư đã quyết định lựa chọn tấm ALC 20cm – Loại độ dày lớn nhất để thi công tường nhằm nhận được tối ưu lợi ích.
Độ chắc chắn cao
Tấm ALC dày 20cm thường được sử dụng làm tường bao, vách ngăn vì loại tấm này có độ chắc chắn cao nhất. Tấm dày 20cm bên trong có lõi thép đảm bảo khả năng chịu lực tốt.
Tuy độ dày lớn nhưng tấm được sản xuất bằng công nghệ chưng áp nên trọng lượng vẫn cực kỳ nhẹ. Vì vậy tấm ALC thường được ưa chuộng sử dụng cho những công trình lớn.
Khả năng cách nhiệt, chống cháy hoàn hảo
Tường ALC dày 20cm là loại tường có khả năng chống cháy tốt nhất hiện nay. Loại tường này có khả năng chống cháy tốt nhất hiện nay. Khả năng chống cháy, chịu nhiệt trong nhiều giờ.
Đặc biệt do được sản xuất bằng công nghệ khí chưng áp nên sản phẩm có khả năng cách nhiệt chống nóng tốt.
Khả năng cách âm tốt
Tường ALC có khả năng cách âm tốt, đó cũng là 1 trong những lý do loại tường này được nhà xưởng trọng dụng. Với môi trường làm việc nhà máy nhiều tiếng ồn, việc xây tường cách âm sẽ đảm bảo ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Quy trình thi công tường chống cháy ALC cho nhà xưởng
Tường ALC có 2 cách thi công: thi công theo chiều thẳng đứng hoặc thi công theo chiều ngang. Thông thường những công trình dân dụng diện tích nhỏ thường thi công theo chiều thẳng đứng. Còn những công trình diện tích lớn như nhà xưởng sẽ thi công theo chiều ngang.
Quy trình thi công tường ALC cho nhà xưởng tại Hải Phòng như sau:
Bước 1: Xác định vị trí thi công tấm tường trên sàn và trần
Để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, chúng tôi sử dụng máy đo đạc lazer và bật mực vị trí thi công tường dưới sàn và trên đỉnh trần.
Bước 2: Thi công tấm ALC đầu tiên
Rải 1 lớp vữa lót chuyên dụng dưới chân và tường bên cạnh của tấm panel ALC đầu tiên. Đặt kê gỗ phía dưới chân của tấm bê tông nhẹ chuẩn bị lắp đặt. Đặt tấm bê tông nhẹ ALC theo phương nằm ngang lên vị trí đã lót vữa và kê gỗ. Sử dụng ke góc thép chữ L để cố định vị trí tấm bê tông nhẹ lên sàn và cột. Cạnh của ke góc liên kết với sàn, cột bê tông tiến hành khoan và đóng đinh nở. Cạnh của ke góc liên kết với tấm bê tông nhẹ ALC bằng đinh 10.
Bước 3: Lắp đặt các tấm bê tông nhẹ ALC tiếp theo
Thi công các tấm bê tông ALC tiếp theo tương tự như tấm bê tông đầu tiên. Liên kết giữa các tấm bê tông với nhau sẽ sử dụng ke góc chữ L mạ kẽm. Sử dụng đinh 10 để đóng lên cạnh hai bên tiếp giáp với ke thép chữ I.
Trong quá trình lắp đặt, thợ kỹ thuật liên tục kiểm tra độ bằng phẳng và thẳng hàng của tấm tường. Sử dụng thước thẳng để kiểm tra bề mặt và dùng búa cao su để căn chỉnh.
Bước 4: Rút chêm gỗ dưới tấm ALC và trám keo chuyên dụng
Khi lớp vữa lót phía chân đã cứng và đảm bảo cường độ. Tiến hành rút chêm gỗ phía dưới chân của tấm panel bê tông nhẹ. Tiếp theo đó dùng keo chuyên dụng để trám trét chèn kín vào khe hở phía dưới sau khi rút chêm gỗ.
Sau khi thi công xong chúng ta đã có được những bức tường, vách bằng phẳng, chỉ cần sơn là có thể đưa vào sử dụng.
Nếu bạn quan tâm đến tường chống cháy, tường ngăn cháy nhà xưởng làm từ tấm bê tông siêu nhẹ ALC hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline trên Website để được tư vấn, báo giá chi tiết.