Nằm trong số hàng loạt các nguyên liệu xây dựng phổ biến hiện nay, bê tông đầm lăn được biết đến với các lợi ích và ưu điểm thiết thực như thi công nhanh gọn, hiệu quả kinh tế cao, tuổi thọ và độ bền của hạng mục công trình được cải thiện vượt trội…Nội dung bài viết sau đây sẽ mang đến cho quý vị và các bạn cái nhìn đầy đủ hơn về bê tông đầm lăn.
Nguồn gốc của bê tông đầm lăn
Bê tông đầm lăn được bắt đầu sử dụng từ cuối thập kỷ 70 trong ngành công nghiệp gỗ ở Canada. Tiếp đến bê tông đầm lăn được dùng trong các bãi đỗ xe, bến cảng và kho chứa hàng. Cho mãi đến những năm 80 bê tông đầm lăn được áp dụng cho việc xây dựng các đập nước, dần dần đến năm 2001 mặt đường ô tô trong các khu công nghiệp sản xuất ô tô ở Mỹ cũng đã đưa bê tông đầm lăn vào ứng dụng. Tuy nhiên chính do độ phẳng của bê tông đầm lăn nên các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng bê tông đầm lăn cho các mặt đường có tốc độ không vượt quá 60km/h
Bê tông đầm lăn là gì?!
Bê tông đầm lăn thực chất là loại hỗn hợp được tạo nên từ xi măng, phụ gia khoáng, phụ gia hóa học, cốt liệu và nước. Là loại bê tông đặc biệt không có độ sụt, được đầm chặt bằng phương pháp lu lèn. Bê tông đầm lăn sử dụng rất ít xi măng nên nhiệt thủy hóa bê tông thấp bởi vậy đã hạn chế được ứng suất nhiệt gây nứt và phá hủy kết cấu bê tông.
>>>Khám phá Các ưu điểm của bê tông đầm lăn
Cách chế tạo bê tông đầm lăn
>>>Xem thêm: Ứng dụng của bê tông đầm lăn tại Việt Nam
Để chế tạo bê tông đầm lăn người ta chú trọng đến công đoạn cấp phối hạt cốt liệu. Hàm lượng hạt mịn là yếu tố quan trọng trong việc định lượng thành phần cấp phối và quyết định tính chất hỗn hợp của bê tông đầm lăn. Kích thước của hạt mịn là nhỏ hơn 0,075mm, yêu cầu về hàm lượng hạt mịn có thể chiếm đến 10% khối lượng cốt liệu trong bê tông đầm lăn. Hạt mịn ở đây có thể là tro bay, xỉ lò cao, poozolna…hay còn được gọi chung là phụ gia khoáng.
Sử dụng bê tông đầm lăn như thế nào?
Đầm lèn là giai đoạn quan trọng giúp cho hỗn hợp bê tông đạt được độ chặt. Cần phải tiến hành đầm ngay sau khi rải và tiếp tục cho đến khi mặt đường thỏa mãn yêu cầu về độ chặt. Quá trình bảo dưỡng sau khi lu lèn kết thúc cũng cần phải tiến hành giống như các loại bê tông thông thường khác để đảm bảo cho quá trình hydrat hóa, tạo cường độ và độ bền của mặt đường. Trong trường hợp rải bê tông ở điều kiện thời tiết quá nóng, nhà thầu cần phải có giải pháp giữ cho đầm lăn ở nhiệt độ phù hợp khi rải cũng như khi đầm lèn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bê tông đầm lăn, hy vọng nội dung bài viết đã mang lại cho quý vị và các bạn những thông tin bổ ích.