Các lưu ý khi sửa nhà, nâng tầng bằng sàn bê tông siêu nhẹ

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và tiết kiệm chi phí… ngày càng nhiều gia đình chọn sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ để sửa nhà nâng tầng, hoặc cải tạo cơi nới. Tuy nhiên vì việc sửa nhà được thực hiện trên một nền tảng có sẵn nên trước khi thi công các gia đình cần có sự xem xét, đánh giá, chọn lựa kỹ lưỡng. Cụ thể, sau đây là các lưu ý khi sửa nhà bằng sàn bê tông siêu nhẹ.

Xem thêm:

>>Dịch vụ sửa nhà trọn gói Hà Nội uy tín, chất lượng, giá cạnh tranh.

Các lưu ý khi sửa nhà, nâng tầng bằng sàn bê tông siêu nhẹ
Các lưu ý khi sửa nhà, nâng tầng bằng sàn bê tông siêu nhẹ

Hiểu rõ về kết cấu móng của ngôi nhà

Cụ thể hơn đó là các gia đình cần xác định về khả năng chịu lực an toàn của phần móng với kết cấu sẵn có của ngôi nhà, và khi thêm phần không gian sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ để từ đó chọn được loại sàn bê tông siêu nhẹ sử dụng phù hợp nhất.

Lưu ý khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ để làm sàn trong nhà

Về kích thước, sàn bê tông siêu nhẹ dùng làm sàn trong nhà cần có độ dày khoảng 160mm. Trong đó, độ dày của dầm PPB và gạch block là 120mm; độ dày của lớp bê tông đổ bù tại chỗ là 40mm.

Sau khoảng 1 ngày đổ bê tông cần tiến hành tưới nước thường xuyên cho mặt sàn nhất là khu vực bề mặt thoáng gió, hoặc bị ánh nắng chiếu trực tiếp.

Các gia đình cần lưu ý chỉ đi lại hoặc làm các công việc nhẹ sau từ 2 đến 3 ngày đổ bê tông. Nếu trời lạnh, cần ít nhất là 3 ngày. Tuyệt đối tránh để vật liệu thành đống trên mặt sàn bê tông siêu nhẹ sau khi đổ bê tông.

Với các cột chống trong nhà, thời gian dỡ là từ 3 đến 5 ngày; với các cột chống ở ban công, ô văng thời gian tháo dỡ là từ 7 đến 10 ngày (tùy độ dài đua ra). Còn với các cốt pha bao quanh, có thể tháo dỡ cột chống sau 1 ngày đổ bê tông

Về cách thi công trát trần, vì giữa các cột dầm PPB và gạch block có khe hở nhỏ nên trước khi tiến hành trát hoàn thiện ở mặt dưới sàn bê tông siêu nhẹ cần trát các khe hở trước rồi mới tiến hành trát cả trần.

Các lưu ý khi sửa nhà, nâng tầng bằng sàn bê tông siêu nhẹ
Các lưu ý khi sửa nhà, nâng tầng bằng sàn bê tông siêu nhẹ

Lưu ý khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ để làm mái

Thứ nhất, về kích thước, sàn bê tông siêu nhẹ dùng làm mái cần có độ dày khoảng 170mm. Trong đó, độ dày của dầm PPB và gạch block là 120mm; độ dày của lớp bê tông đổ bù tại chỗ là 50mm.

Thứ hai, cần đảm bảo độ ẩm cho bề mặt sàn bằng cách tưới nước thường xuyên.

Tuy nhiên vì với mái diện tích bề mặt tiếp xúc ánh nắng mặt trời là toàn bộ bề mặt sàn nên sau khi đổ bê tông 1 ngày cần xây gạch cao 100 bao quanh mái rồi tiến hành bơm nước cho sàn với độ cao 5-7cm; đồng thời hòa nước với xi măng theot tỷ lệ 4kg XM/1m3 nước khuấy đều, cứ 3 giờ khuấy 1 lần.

Khi ngâm nước nếu phát hiện thấy sàn bê tông siêu nhẹ xuất hiện lỗ thấm nước cần tiến hành hòa xi măng khuấy đều vào vị trí đó. Trường hợp không thể bịt kín, cần liên hệ đội thợ thi công để được hỗ trợ.

Khi ngâm nước, nếu mái không thấm trần mái khô tiến hành tháo nước lát gạch lá nem trên mái để che lớp bê tông, đảm bảo sàn bê tông siêu nhẹ không bị thấm dột hoặc gân nứt dưới ánh nắng mặt trời.

Về thời gian dỡ cột chống, và thi công trát trần cần lưu ý tương tự như khi sử dụng sàn bê bê tông siêu nhẹ làm sàn trong nhà.

Qua các gạch đầu dòng trên đây, Bê tông siêu nhẹ hy vọng đã giúp mọi gia đình nắm được các thông tin cần thiết khi sửa nhà bằng sàn bê tông siêu nhẹ. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết hơn.

error: Content is protected !!