Gạch AAC hay còn được gọi với những cái tên khác như gạch nhẹ AAC, gạch bê tông khí chưng áp. Đây là loại gạch “xanh” thân thiện với môi trường và đang dần được sử dụng thay thế gạch đỏ truyền thống. Vậy bạn đã biết gạch AAC là gì? Giá gạch nhẹ AAC là bao nhiêu? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây để nắm bắt được những thông tin chuẩn xác nhất về loại gạch này nhé.
Gạch AAC là gì?
Gạch AAC là loại gạch hiện rất được ưa chuộng trên thế giới. Nếu như tại nhiều quốc gia, loại gạch này đã được đưa vào sử dụng từ khá lâu thì tại Việt Nam, AAC được coi là 1 loại gạch mới.
Thành phần chính tạo nên gạch AAC là xi măng, vôi, cát nghiền mịn, nước, bột và các chất tạo khí. Tất cả những nguyên liệu này sẽ được nghiền thật mịn sau đó được đưa vào hệ thống trộn với 1 tỷ lệ chính xác. Quá trình trộn như trên giúp hỗn hợp và bọt khí được trộn đều và sắp xếp thành dạng tổ ong kín với hàng triệu các lỗ khí li ti.
Tiếp theo hỗn hợp sau khi trộn sẽ được đổ vào khuôn, đợi hỗn hợp khô rồi đưa vào máy cắt. Sau đó những viên gạch này sẽ được đưa vào máy chưng áp và cho ra thành phẩm. Đó là lý do vì sao loại gạch này còn có tên là gạch bê tông khí chưng áp.
Phân loại gạch nhẹ AAC
Gạch nhẹ AAC có khá nhiều loại. Do đó bạn cần nắm rõ thông tin về từng loại gạch để chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Hiện nay, người ta thường phân loại gạch AAC theo 3 cách như sau:
Phân loại theo cường độ nén của gạch
Phân loại theo tiêu chí này, gạch bê tông khí chưng áp được chia làm 2 loại: Gạch có cường độ nén B3 và gạch có cường độ nén B4.
- Gạch nhẹ AAC cường độ nén B3: Loại gạch này có cường độ nén ở mức trung bình, đạt ≥ 3.5Mpa. Vì vậy khối lượng thể tích khô trung bình của loại gạch này khá nhẹ đạt từ 450kg/m3 – 650kg/m3.
- Gạch cường độ nén B4: Loại gạch này được nén với cường độ cao hơn, đạt ≥ 5.0Mpa. Vì lẽ đó, khối lượng thể tích khô trung bình của loại gạch này sẽ nặng hơn loại B3 1 chút, đạt từ 550kg/m3 – 850kg/m3.
Kích thước gạch AAC
Gạch bê tông khí chưng áp được sản xuất theo nhiều kích thước khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cụ thể, loại gạch này có 3 kích thước phổ biến như sau:
- Gạch AAC 600*200*100mm: Tức là gạch có chiều dài 60cm, rộng 20cm và dày 10cm. Loại gạch này dùng để xây tường, vách ngăn với định mức 83 viên/1m3
- Gạch nhẹ AAC 600*200*150mm: Tức là gạch có chiều dài 60cm, rộng 20cm và dày 15cm. Loại gạch này cũng phù hợp để xây tường, vách ngăn phòng với định mức 55 viên/1m3
- Gạch AAC: 600*200*200mm: Tức là gạch có chiều dài 60cm, rộng 20cm và dày 20cm. Loại gạch dày này thường sử dụng để xây tường bao với định mức 41 viên gạch/1m3
Phân loại theo thương hiệu
Có nhiều thương hiệu sản xuất gạch nhẹ AAC, Nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất thị trường vẫn phải kể đến Viglacera và Sông Đà SCL. Đây là 2 thương hiệu dẫn đầu thị trường về sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp.
Báo giá gạch bê tông khí chưng áp AAC mới nhất 2022
Là đơn vị chuyên phân phối gạch bê tông siêu nhẹ AAC, betongsieunhe.vn mang đến cho quý khách hàng báo giá gạch AAC rẻ nhất thị trường. Cụ thể như sau:
Báo giá gạch AAC Viglacera
Gạch bê tông khí chưng áp Viglacera được đánh giá là loại gạch nhẹ có chất lượng tốt nhất thị trường hiện nay. Vì lẽ đó giá thành của loại gạch này sẽ nhỉnh hơn gạch của những thương hiệu khác 1 chút.
Mời các bạn tham khảo bảng báo giá gạch nhẹ AAC Viglacera
Loại gạch | Giá bán (VNĐ/m3) | Giá bán (VNĐ/viên) |
Gạch cấp độ nén B3 | ||
Gạch AAC Viglacera 600*200*100 mm | 1.528.000 | 17.400 |
Gạch AAC Viglacera 600*200*150 mm | 1.528.000 | 27.500 |
Gạch AAC Viglacera 600*200*200 mm | 1.528.000 | 34.272 |
Gạch cấp độ nén B4 | ||
Gạch Viglacera 600*200*100 mm | 1.630.000 | 18.036 |
Gạch Viglacera 600*200*150 mm | 1.630.000 | 27.540 |
Gạch Viglacera 600*200*200 mm | 1.630.000 | 38.920 |
Quý vị lưu ý, báo giá trên đã bao gồm 10% thuế VAT và là giá bán gốc tại nhà máy, chưa bao gồm phí vận chuyển.
Báo giá gạch AAC SCL
Nếu muốn tham khảo loại gạch bê tông khí chưng áp có giá phổ thông hơn. Mời quý vị xem bảng báo giá gạch AAC SCL – Sản phẩm của công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường.
Loại gạch | Giá bán (VNĐ/m3) | Giá bán (VNĐ/viên) |
Gạch cấp độ nén B3 | ||
Gạch AAC SCL 600*200*100 mm | 1.340.000 | 14.300 |
Gạch AAC SCL 600*200*150 mm | 1.340.000 | 21.420 |
Gạch AAC SCL 600*200*200 mm | 1.340.000 | 28.560 |
Gạch cấp độ nén B4 | ||
Gạch AAC SCL 600*200*100 mm | 1.400.000 | 15.000 |
Gạch AAC SCL 600*200*150 mm | 1.400.000 | 22.500 |
Gạch AAC SCL 600*200*200 mm | 1.400.000 | 30.000 |
Báo giá gạch nhẹ AAC SCL đã bao gồm 10% thuế VAT. Tuy nhiên giá này chưa gồm phí vận chuyển. Báo giá có thể thay đổi theo từng thời điểm. Vì vậy để cập nhật giá chuẩn xác nhất, quý vị và các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline trên Website.
Ưu điểm vượt trội của gạch AAC
Không phải ngẫu nhiên 1 loại gạch “sinh sau đẻ muộn” như AAC lại dễ dàng có chỗ đứng trên thị trường. Đó là bởi sản phẩm này có rất nhiều ưu điểm, tính năng vượt trội.
Ứng dụng rộng rãi trong mọi công trình
Gạch bê tông khí chưng áp được ứng dụng xây mọi công trình như: xây nhà ở, xây trường học, chung cư, nhà máy…
Khả năng cách nhiệt, chống cháy hoàn hảo
Loại gạch này không hấp thu nhiệt mạnh như gạch nung thông thường và hệ số dẫn nhiệt cũng thấp. Đó là lý do vì sao khi xây nhà bằng gạch nhẹ AAC mùa hè vô cùng thoáng mát, dễ chịu còn mùa đông lại ấm áp. Thêm vào đó loại gạch này cũng có khả năng chống cháy tốt hơn do chịu được nhiệt trong nhiều giờ.
Tính năng cách âm tốt
Sở hữu cấu trúc bọt khí đặc trưng, gạch nhẹ AAC có khả năng hấp thu âm thanh siêu tốt. Nhờ đó tính năng cách âm cũng hoàn hảo hơn so với các loại gạch thông thường. Khi xây nhà bằng loại gạch này, các gia đình sẽ có được không gian yên tĩnh hơn, thoải mái thư thái hơn do không bị làm phiền bởi những tiếng ồn xung quanh.
Trọng lượng nhẹ, giảm trọng lượng công trình
So với các loại gạch nung hay gạch bê tông thông thường, trọng lượng gạch nhẹ AAC chỉ bằng 1/3, được coi là gạch nhẹ nhất hiện nay. Vì vậy khi lựa chọn loại gạch này để thi công, các công trình có thể giảm đáng kể các khoản đầu tư cho nền móng. Bởi lẽ khi trọng lượng khối công trình bên trên được giảm đi khá nhiều, nền móng sẽ không phải chịu áp lực lớn như khi xây nhà bằng các loại gạch thông thường.
Kích thước lớn, xây nhanh, tiết kiệm thời gian thi công
Kích thước của gạch AAC lớn hơn nhiều so với gạch đỏ truyền thống. Không những vậy, gạch được sản xuất bằng hệ thống máy móc hiện đại nên kích thước cực kỳ chuẩn xác, 10 viên như 1. Vì vậy việc xây dựng sẽ được tiến hành nhanh chóng hơn.
Nhược điểm gạch AAC
Bên cạnh những ưu điểm, gạch AAC còn tồn tại 1 số nhược điểm như:
- Khả năng chống thấm chưa vượt trội
- Không xây được bằng loại xi măng thông thường mà phải sử dụng vữa chuyên dụng
- Kích thước gạch lớn nên nhiều vị trí sẽ cần cắt bớt gạch để đảm bảo độ vừa vặn
So sánh giá gạch AAC và gạch đỏ, loại nào tiết kiệm hơn
Đương nhiên đơn giá/1 viên gạch đỏ sẽ rẻ hơn gạch nhẹ AAC vì kích thước gạch nhỏ hơn rất nhiều. Nhưng xét về chi phí để xây 1m3 thì chưa chắc sử dụng gạch đỏ đã rẻ hơn. Cụ thể, chúng ta cùng dự tính chi phí để xây 1m3 gạch đỏ và gạch AAC dưới đây nhé.
Để xây 1 m3 bằng gạch nhẹ AAC nếu sử dụng loại gạch kích thước 600*200*100mm có đơn giá là 13.080 đồng thì sẽ cần 83 viên tương ứng với chi phí là 1.079.000 đồng. Và để xây 1m3 bằng gạch đỏ sẽ cần khoảng gần 800 viên gạch kích thước 205x98x55 giá trung bình trên thị trường rơi vào khoảng 1.700 đồng/viên (nếu chọn gạch tốt). Như vậy chi phí gạch để xây sẽ rơi vào khoảng 1.300.000 đồng.
Như vậy bạn có thể tự đưa ra đánh giá khi so sánh giá gạch AAC và gạch đỏ xem loại nào sẽ tiết kiệm hơn khi sử dụng để xây nhà.
Cách xây tường, vách ngăn bằng gạch nhẹ AAC
Gạch nhẹ AAC là loại gạch đặc biệt nên cách xây tường, vách ngăn từ gạch cũng cần chuẩn kỹ thuật. Cụ thể các bước xây tường bằng gạch nhẹ AAC được thực hiện như sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vị trí cần xây
Cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ vị trí cần xây tường như quét hết bụi bẩn, sau đó phun 1 lớp nước mỏng làm ẩm bề mặt làm ẩm chân tường giúp gạch và nền liên kết tốt hơn.
Bước 2: Khuấy vữa chuyên dụng
Như đã đề cập, loại vữa để xây gạch bê tông khí chưng áp là loại vữa chuyên dụng. Do đó bạn cần cho nước vào bột vữa theo đúng tỷ lệ ghi trên bao bì. Có thể khuấy vữa bằng khoan hoặc bằng máy trộn chuyên nghiệp đều được.
Các bạn cũng cần lưu ý chỉ trộn vữa đủ dùng. Bởi khi vữa đã trộn quá 2 tiếng không nên tiếp tục sử dụng vì không đảm bảo khả năng bám dính.
Bước 3: Thực hiện xây tường
Khi xây tường bằng gạch nhẹ AAC bạn cần nhớ những nguyên tắc bất di bất dịch như sau:
- Không được xây trùng mạch vữa giữa 2 hàng liên tiếp
- Chiều dày mạch vữa liên kết giữa 2 hàng gạch tối ưu vào khoảng 2mm – 3mm
- Nếu nhiệt độ cao hoặc hanh khô nên phun 1 lượt nước mỏng lên trên tạo độ ẩm cho gạch để tạo độ bám dính tốt.
- Sau 1 ngày xây xong tường thô có thể tiến hành chát
Qua nội dung bài viết trên đây bạn đã nắm được báo giá gạch AAC chi tiết, cũng như ưu, nhược điểm của loại gạch này. Nếu có nhu cầu mua gạch AAC giá gốc từ nhà máy hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline trên để được tư vấn.
Bên cạnh gạch nhẹ, hiện nay các công trình thường sử dụng tấm panel EPS hoặc tấm bê tông khí chưng áp ALC để xây tường cũng rất tiết kiệm thời gian và có nhiều ưu điểm hấp dẫn.